Thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 1)

Thu hoạch dâu tây ở vườn của anh Phạm Đức Anh, bản Thanh Yên 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La để cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
Thu hoạch dâu tây ở vườn của anh Phạm Đức Anh, bản Thanh Yên 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La để cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Các chương trình, chính sách về giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Đảng, Nhà nước ban hành, triển khai có hiệu quả đang từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền. Tuy nhiên, những khó khăn, bất cập trong công tác giảm nghèo cũng đang đặt ra. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nhiều huyện vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao. Vòng luẩn quẩn thoát nghèo, tái nghèo vẫn là vấn đề bức thiết, đòi hỏi sớm có giải pháp tháo gỡ ở nhiều địa phương, đặc biệt là tại các vùng “lõi nghèo”. Nhằm phản ánh rõ vấn đề này, phóng viên TTXVN thực hiện loạt 3 bài viết: Thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bài 1: Tạo "bệ đỡ" giảm nghèo

Cùng với tăng trưởng kinh tế, Đảng, Nhà nước luôn đặt giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Quan điểm, chủ trương đó đã được thể hiện cụ thể bằng những nguồn lực ưu tiên cho giảm nghèo và các chương trình giảm nghèo. Chính bởi vậy, giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn dưới 3%, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo. Năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,83%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra và tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đã giảm 4,89% (từ 25,91% xuống còn 21,02%).

Thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 1) ảnh 1Thu hoạch dâu tây ở vườn của anh Phạm Đức Anh, bản Thanh Yên 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La để cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

“Thay da đổi thịt”

Sơn La - tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc. Các mô hình sinh kế cho người nghèo được lồng ghép vào hoạt động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, mà còn khẳng định việc chú trọng phát triển nông nghiệp đang là hướng đi đúng đắn, hiệu quả của địa phương.

Điển hình như xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu. Thay cho một thời chỉ toàn rừng nghèo thưa lá và rừng tái sinh, sinh kế của người dân là phát nương làm rẫy, nuôi trâu bò, hiện nay, vùng núi non nhiều khe hẹp với độ dốc cao đang là “thủ phủ” mận hậu của huyện Yên Châu. Cây mận hậu trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho loại quả chín giòn, dóc hạt, có vị ngọt và hương thơm đặc trưng đã giúp người dân trong xã nói riêng và hàng ngàn hộ dân Yên Châu thoát nghèo bền vững.

Chia sẻ về niềm vui xóa đói, giảm nghèo trên vùng núi non này, ông Tráng Lao Khai, Trưởng bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài cho hay, cây mận hậu được đưa vào trồng ở xã Phiềng Khoài từ năm 1991. Do khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp với cây mận hậu, cùng với việc người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên cây mận có năng suất và chất lượng rất cao. Những năm gần đây, thương lái vào Phiêng Khoài thu mua mận với mức giá dao động trong khoảng 12.000 - 40.000 đồng/kg. Với trên 1ha mận, người dân có thể thu về gần 100 triệu đồng. Nhiều gia đình có thu nhập 200-500 triệu đồng/năm từ mận hậu.

“Việc chuyển đổi diện tích trước đây trồng các loại cây lương thực, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây mận hậu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mận hậu trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân Phiêng Khoài thoát nghèo bền vững. Cuộc sống của bà con đã no ấm hơn nhiều. Ở đây đã có những người là triệu phú, tỷ phú”, ông Tráng Lao Khai nói.

Đổi thay phát triển trên vùng núi Phiêng Khoài cũng là sự “thay da đổi thịt” tại huyện biên giới Yên Châu. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện là 43,17%. Đến hết năm 2022, toàn huyện còn hơn 4.800 hộ nghèo, chiếm hơn 25%. Năm 2023, huyện quyết tâm giảm số hộ nghèo trên địa bàn xuống chỉ còn khoảng 22%. Mục tiêu này hoàn thành sẽ góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 của tỉnh Sơn La đề ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 14,83%; giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3%; giảm tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo từ 4 - 5%.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu, toàn tỉnh Sơn La hiện có gần 85.000 ha cây ăn quả, sản lượng trên 452.000 tấn/năm. Diện tích mận hậu trên 12.300 ha, sản lượng gần 90.000 tấn. "Mận Sơn La" là một trong những sản phẩm nông sản, là tiềm năng, lợi thế của tỉnh, mô hình sinh kế giúp cho người nghèo thoát nghèo.

“Hiện nay, tỉnh Sơn La thúc đẩy phát triển logistics làm đòn bẩy cho hoạt động thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, trong đó có cây mận. Sơn La đã báo cáo Trung ương hỗ trợ tỉnh xây dựng quy hoạch nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập ở huyện Mộc Châu nhằm tạo thêm cơ hội mới, thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản, từ đó đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, ông Đặng Ngọc Hậu chia sẻ.

Thoát nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 1) ảnh 2Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những “con số biết nói”

Sự “thay da đổi thịt” của tỉnh biên giới Tây Bắc nhờ và các địa phương miền núi, biên giới trên cả nước đi đôi với công tác xóa đói, giảm nghèo của đất nước. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã thực hiện đồng bộ hàng loạt chủ trương, chiến lược về xóa đói, giảm nghèo để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo; thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các địa phương, giữa miền núi với miền xuôi.

Nổi bật là Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình thuộc Nghị quyết 30a. Năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025.

Quyết tâm chính trị giảm nghèo càng mạnh mẽ hơn nữa khi đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình đặt ra bốn chỉ tiêu cụ thể, trong đó tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm.

Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Nguồn lực ưu tiên cho giảm nghèo và các chương trình giảm nghèo ngày càng tập trung. Nhờ đó, đời sống của người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng từng bước được cải thiện, nâng cao. An sinh xã hội luôn được đảm bảo. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn không ngừng được tăng cường. Khoảng cách phát triển giữa các vùng đang từng bước được thu hẹp.

Điều đó đã được cụ thể bằng những “con số biết nói”. Đó là năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm trước, mặc dù chưa đạt so với kế hoạch giao là 1-1,5% nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong vòng ba thập kỷ qua, kết quả giảm nghèo cũng khá tích cực trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp nhiều khó khăn.

Năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,83% vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,17% và tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,89%. Năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3,2%.

Đề cập đến Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng: Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong việc vươn lên thoát nghèo, thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 đã bước đầu có những hiệu quả nhất định thông qua việc tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân sống trên địa bàn các huyện nghèo được tiếp cận mô hình sản xuất có hiệu quả; được hỗ trợ vật nuôi, cây trồng để phát triển sản xuất; đào tạo nâng cao trình độ cho người dân; các hoạt động truyền thông về giảm nghèo đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó, họ dần thay đổi thói quen sinh hoạt, phương thức sản xuất và chủ động vươn lên thoát nghèo…

Tuy nhiên, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhìn nhận: Mặc dù công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu song thực tế cho thấy, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Về tổng thể vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc giảm nghèo bền vững khi phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định; thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, vệ sinh, thông tin; nhất là việc người lao động thiếu kỹ năng nghề nghiệp, khó tiếp cận việc làm… (Xem tiếp Bài 2: Thách thức song hành cùng cơ hội)

Hạnh Quỳnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.