Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp trả lời các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thủ tục xuất hóa đơn, hoàn thuế, thủ tục quyết toán thuế cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cách tính khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp…
Đề cập tới việc thực thi thuế giá trị gia tăng, bà Trần Thị Định, Kế toán trưởng Công ty TNHH điện tử viễn thông Hải Đăng nêu vấn đề, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm của tàu đánh bắt xa bờ. Các thiết bị này thuộc danh mục không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng cơ quan thuế yêu cầu công ty phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho một hoặc nhiều tàu cá được cơ quan đăng kiểm phê duyệt mới được miễn thuế.
Trong thực tế, hiện nay cơ quan đăng kiểm chỉ đăng kiểm tàu chứ không đăng kiểm thiết bị kèm theo tàu. Vì vậy, công ty vẫn phải trả 10% thuế giá trị gia tăng và khoản này không được ngư dân chi trả lại. Do đó, bà Trần Thị Định đề xuất bỏ yêu cầu cung cấp hồ sơ được cơ quan đăng kiểm phê duyệt có bố trí các trang thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như ngư dân.
Trước vướng mắc trên của doanh nghiệp, ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ ghi nhận và sớm kiến nghị với Bộ Tài chính để có giải pháp thỏa đáng cho doanh nghiệp.
Liên quan đến thuế nhà thầu, Công ty TNHH SIEMENS đặt câu hỏi, công ty đang thuê thiết bị từ Đức để phục vụ cho các dự án tại Việt Nam, các thiết bị này được thông quan dưới dạng tạm nhập – tái xuất. Vậy phí thuê thiết bị phải chịu những khoản thuế nào và mức thuế là bao nhiêu? Thu nhập từ hoạt động cho thuê thiết bị trên có được xem xét miễn thuế hay không?
Ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh giải đáp, trong trường hợp công ty ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài để thuê thiết bị thì thu nhập mà tổ chức nước ngoài nhận được sẽ áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5% và 5% thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thu nhập từ bản quyền, phí dịch vụ kỹ thuật không thuộc đối tượng được miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức.
Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Đại Hưng đặt câu hỏi, hiện công ty có một số nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; đồng thời cũng thuộc mặt hàng nông lâm thủy hải sản như cám sắn, lúa mì, ngô bán cho cá nhân. Được biết, nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi không chịu thuế giá trị gia tăng còn các mặt hàng nông lâm thủy hải sản thì có đóng thuế giá trị gia tăng, vậy công ty phải kê khai thuế giá trị gia tăng các mặt hàng này như thế nào?
Đại diện Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các mặt hàng như lúa, sắn, ngô là sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, nếu công ty kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng. Trường hợp bán cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất 5%.
Cũng liên quan đến thuế giá trị gia tăng, Công ty cổ phần BNF Việt Nam nêu, công ty mua nguyên liệu thiếc ở Việt Nam rồi gia công, chế biến sâu thành các sản phẩm dây, thanh thiếc hàn không chì để xuất khẩu hoặc bán cho các doanh nghiệp chế xuất thì có được áp dụng thuế suất giá trị gia tăng là 0% hay không?
Theo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp sản phẩm thiếc hàn không chì dạng thanh và dây các loại là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đối thoại với doanh nghiệp là cơ hội để Cục Thuế thành phố lắng nghe ý kiến cũng như đề xuất đóng góp của doanh nghiệp với ngành thuế, nhằm giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp một cách tích cực và nhanh nhất. Riêng những vướng mắc, bất cập vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục sẽ được kiến nghị lên cấp trên để có giải pháp kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh./.
Đề cập tới việc thực thi thuế giá trị gia tăng, bà Trần Thị Định, Kế toán trưởng Công ty TNHH điện tử viễn thông Hải Đăng nêu vấn đề, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm của tàu đánh bắt xa bờ. Các thiết bị này thuộc danh mục không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng cơ quan thuế yêu cầu công ty phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho một hoặc nhiều tàu cá được cơ quan đăng kiểm phê duyệt mới được miễn thuế.
Đại diện Doanh nghiệp đối thoại với lãnh đạo Cục Thuế Thành phố. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Trong thực tế, hiện nay cơ quan đăng kiểm chỉ đăng kiểm tàu chứ không đăng kiểm thiết bị kèm theo tàu. Vì vậy, công ty vẫn phải trả 10% thuế giá trị gia tăng và khoản này không được ngư dân chi trả lại. Do đó, bà Trần Thị Định đề xuất bỏ yêu cầu cung cấp hồ sơ được cơ quan đăng kiểm phê duyệt có bố trí các trang thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như ngư dân.
Trước vướng mắc trên của doanh nghiệp, ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ ghi nhận và sớm kiến nghị với Bộ Tài chính để có giải pháp thỏa đáng cho doanh nghiệp.
Liên quan đến thuế nhà thầu, Công ty TNHH SIEMENS đặt câu hỏi, công ty đang thuê thiết bị từ Đức để phục vụ cho các dự án tại Việt Nam, các thiết bị này được thông quan dưới dạng tạm nhập – tái xuất. Vậy phí thuê thiết bị phải chịu những khoản thuế nào và mức thuế là bao nhiêu? Thu nhập từ hoạt động cho thuê thiết bị trên có được xem xét miễn thuế hay không?
Ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh giải đáp, trong trường hợp công ty ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài để thuê thiết bị thì thu nhập mà tổ chức nước ngoài nhận được sẽ áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5% và 5% thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thu nhập từ bản quyền, phí dịch vụ kỹ thuật không thuộc đối tượng được miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức.
Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Đại Hưng đặt câu hỏi, hiện công ty có một số nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; đồng thời cũng thuộc mặt hàng nông lâm thủy hải sản như cám sắn, lúa mì, ngô bán cho cá nhân. Được biết, nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi không chịu thuế giá trị gia tăng còn các mặt hàng nông lâm thủy hải sản thì có đóng thuế giá trị gia tăng, vậy công ty phải kê khai thuế giá trị gia tăng các mặt hàng này như thế nào?
Đại diện Doanh nghiệp đối thoại với lãnh đạo Cục Thuế Thành phố. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Cũng liên quan đến thuế giá trị gia tăng, Công ty cổ phần BNF Việt Nam nêu, công ty mua nguyên liệu thiếc ở Việt Nam rồi gia công, chế biến sâu thành các sản phẩm dây, thanh thiếc hàn không chì để xuất khẩu hoặc bán cho các doanh nghiệp chế xuất thì có được áp dụng thuế suất giá trị gia tăng là 0% hay không?
Theo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp sản phẩm thiếc hàn không chì dạng thanh và dây các loại là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đối thoại với doanh nghiệp là cơ hội để Cục Thuế thành phố lắng nghe ý kiến cũng như đề xuất đóng góp của doanh nghiệp với ngành thuế, nhằm giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp một cách tích cực và nhanh nhất. Riêng những vướng mắc, bất cập vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục sẽ được kiến nghị lên cấp trên để có giải pháp kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh./.