Lào Cai hiện là một trong 10 địa phương đang có lộ trình, kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tốt nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát với con số rất lớn: 3.493 nhà. Các địa phương đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công trong thời gian sớm nhất.
Sáng 4/3, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ 12 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ.
Ngày 24/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức gặp mặt, làm việc với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch nhằm trao đổi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tìm giải pháp phát triển du lịch.
Ngày 22/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác đã làm việc với tỉnh Yên Bái nhằm đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Ngành Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết dứt điểm các đơn, thư khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai, tiến tới thành lập tổ chuyên phân loại đơn, thư khiếu nại để giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác.
Ngành công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều dư địa để phát triển, tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức do sự bất cập về cơ chế chính sách.
Ngày 15/12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền thành phố về lĩnh vực thuế, với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp.
Tại hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2016 giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 30/11, nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được do thiếu văn bản hướng dẫn. Lý do là lĩnh vực dạy nghề vẫn đang “trôi nổi” giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục Đào tạo.
Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn (đạt 100% các thửa đất đã đăng ký kê khai với các cơ quan có thẩm quyền và đạt 86% trên tổng số thửa đất) . Tuy nhiên, theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, không kể số thửa đất và căn hộ tại các dự án do các hộ gia đình, chủ đầu tư chưa thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận, toàn thành phố vẫn còn tồn đọng 144.011 thửa đất đang vướng mắc bởi các quyết định của một số cơ quan nội chính (như Thanh tra, Toà án và vi phạm các chỉ giới...); 8.700 thửa đất của các tổ chức vướng mắc do sắp xếp cơ sở nhà đất theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ)
Chiều 29/4, ngay sau Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với các thành viên Chính phủ để xem xét, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp. Cũng tại hội nghị này, Chính phủ đã thảo luận và xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp.