Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong phát triển y tế thông minh - Bài 2

Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong phát triển y tế thông minh - Bài 2
Bài 2: Ứng dụng công nghệ cao, tăng sự hài lòng của người bệnh
  
Đơn giản hóa thủ tục bằng công nghệ
Thay vì đưa con đến bệnh viện từ sáng sớm để chờ tới lượt khám, chị Chu Thị Lệ Hằng (35 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) sử dụng phần mềm đăng ký khám bệnh online của Bệnh viện Nhi đồng 1. Chỉ sau vài thao tác đơn giản, chị đã thành công đăng ký và đặt lịch hẹn với bác sĩ Khoa Hô hấp của Bệnh viện này vào lúc 10 giờ. Lúc 9 giờ 45 phút, chị Hằng đưa con đến Bệnh viện và khoảng 10 giờ được bác sĩ gọi vào khám, không cần chờ đợi lâu.
Bác sỹ Bệnh viện Gia An 115 Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID chẩn đoán, điều trị đột quỵ. Ảnh: TTXVN phát
Bác sỹ Bệnh viện Gia An 115 Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID chẩn đoán, điều trị đột quỵ. Ảnh: TTXVN phát
  
Trước đây tôi phải đưa con đi từ 6 giờ sáng để xếp hàng bốc số, có khi phải chờ đến 3-4 tiếng đồng hồ mới tới lượt khám. Trong khi đó, trẻ con bị bệnh thường quấy khóc liên tục khiến cả trẻ lẫn phụ huynh đều mệt mỏi. Nay chỉ cần hẹn giờ và đến trước khoảng 15 phút thôi là có thể được khám rồi”, chị Chu Thị Lê Hằng chia sẻ.
   
Đây là một trong những tiện ích mới mà Bệnh viện Nhi đồng 1 đưa vào áp dụng nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân khi tới khám bệnh. Ngoài đăng ký khám bệnh, phần mềm này còn hỗ trợ người dân thanh toán chi phí khám bệnh online. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, phương tiện này giúp người bệnh lưu giữ, quản lý và theo dõi toàn bộ thông tin về lịch sử khám, chữa bệnh của mình tại Bệnh viện Nhi đồng 1, thông qua mã số hồ sơ có sẵn trên hệ thống cũng như tích hợp tính năng nhắc lịch tái khám.
  
Tương tự, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh dù lúc nào cũng đông bệnh nhân, nhưng gần đây mỗi người dân khi đến khám đều không phải chờ đợi quá lâu. Tất cả nhờ vào nỗ lực “điện tử hóa” ở khâu khám bệnh của Bệnh viện này. Đó là phần mềm UMC-DatKham giúp người bệnh tự đăng ký và tạo hồ sơ khám bệnh dễ dàng bằng điện thoại di động. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể tạo hồ sơ khám bệnh, đặt lịch khám, chọn bác sĩ, theo dõi bệnh án và quản lý lịch tái khám ngay tại nhà mà không cần đến bệnh viện xếp hàng lấy số chờ đợi mệt mỏi. Không chỉ mang lại tiện ích cho bệnh nhân, ứng dụng này còn giúp bệnh viện quản lý bệnh án, thời gian khám chữa bệnh, lịch hẹn và cung cấp thông tin bệnh nhân cho các bác sĩ một cách đầy đủ nhất.
  
Cùng với điện tử hóa ở khâu đăng ký khám bệnh và các tiện ích cho bệnh nhân, việc triển khai bệnh án điện tử để tạo thuận lợi hơn cho bệnh nhân lẫn nhân viên y tế là xu hướng nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố đang hướng tới. Trong đó, Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện quận Thủ Đức đã thực hiện từ 10 năm nay, còn Bệnh viện Đại học Y Dược triển khai trong 3 năm qua.
   
Với bệnh án điện tử, quá trình khám chữa bệnh được tối giản một cách tối đa: Không còn cần sổ khám bệnh, không cần in kết quả chụp X-quang, chụp CT, không cần đi lấy thông tin từ phòng này sang phòng khác… Chính những mô hình này là cơ sở để Bộ Y tế triển khai đề án Bệnh án điện tử trên quy mô toàn quốc từ nay đến năm 2030.
   
Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, mỗi người dân đều có một hồ sơ sức khỏe điện tử của riêng mình. Hiện Sở Y tế đã xây dựng Đề án hồ sơ sức khỏe điện tử trình UBND thành phố và sẽ triển khai giai đoạn 1 tại 24 trạm y tế điểm trong năm 2019. Trong mỗi hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ ưu tiên phục vụ công tác quản lý bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch...
   
Liên tục nâng cao tiện ích, dịch vụ
Sau khi khám bệnh xong, anh Lưu Tấn Nghiệp (ngụ tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) được nhân viên công tác xã hội Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thanh toán viện phí trên điện thoại di động.
Phẫu thuật thần kinh bằng hệ thống rô-bốt Modus V Synaptive tại Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát
Phẫu thuật thần kinh bằng hệ thống rô-bốt Modus V Synaptive tại Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát
Chỉ cần một phút với vài thao tác trên điện thoại, tôi đã thanh toán xong tất cả chi phí khám bệnh, thuốc men, mà không cần phải xếp sổ chờ đợi lâu như trước đây”, anh Lưu Tấn Nghiệp hồ hởi chia sẻ sau khi được hướng dẫn thanh toán online.
   
Với việc liên kết cùng 15 ngân hàng, người dân khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược có thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Mobile Banking (QR Code). Tiến sĩ Thái Hoài Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược thành phố cho biết, để thực hiện thanh toán bằng phương thức này, người dân chỉ cần quét mã QR trên phiếu viện phí bằng ứng dụng của các ngân hàng liên kết với bệnh viện. Tổng thời gian thanh toán và phản hồi kết quả “chỉ trong chớp mắt”. Lợi ích của dịch vụ này là người bệnh đã có thể thanh toán trực tuyến, mà không cần phải xếp hàng, giảm thời gian chờ đợi, đơn giản hóa thủ tục, không cần mang theo tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân lực, giúp bệnh viện quản trị hiệu quả.
   
Ngoài Bệnh viện Đại học Y dược, một số bệnh viện như Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ… cũng đã thực hiện phương thức thanh toán này và nhận được sự hài lòng của người bệnh.
 
Không chỉ các bệnh viện tìm lối đi tăng sự hài lòng của người bệnh bằng việc áp dụng ứng dụng thông minh, mới đây Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đầu triển khai ứng dụng “Tra cứu khám, chữa bệnh” cài đặt trên điện thoại di động, nhằm giúp người dân thuận lợi hơn khi cần tra cứu nơi khám, chữa bệnh.
   
Đây là lần đầu tiên Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có kênh thông tin chính thống trực tiếp và chủ động đến tận người dân qua tin nhắn trên điện thoại di động. Là thành phố có hơn 6.000 cơ sở khám chữa bệnh với nhiều chuyên khoa và loại hình hoạt động khác nhau, việc chọn lựa cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với bệnh lý, triệu chứng và những nhu cầu khác là không dễ dàng.
   
Theo Bác sĩ Tăng Chí Thượng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, cùng với kho dữ liệu sẵn có về cơ sở khám chữa bệnh của thành phố, Sở Y tế thành phố đã có ý tưởng xây dựng một ứng dụng đơn giản trên điện thoại thông minh để giúp người dân tra cứu nơi khám chữa bệnh thuận lợi và dễ dàng hơn. Chỉ cần cài đặt ứng dụng này trên điện thoại thông minh, người sử dụng nhập từ khóa tìm kiếm có thể là dấu hiệu, triệu chứng hoặc bệnh lý như đau răng, nhức đầu, đau vai gáy… thì ứng dụng sẽ cho danh sách các cơ sở y tế cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tương ứng những dấu hiệu, triệu chứng hoặc bệnh lý mà người dân đang cần.
   
Ngoài ra, khi chọn một cơ sở khám chữa bệnh trên trang kết quả, ứng dụng sẽ cung cấp thông tin chi tiết của cơ sở đó như thời gian làm việc, thời gian chờ khám trung bình, các loại hình khám bảo hiểm y tế, khám dịch vụ, giá khám, điện thoại liên hệ… Đặc biệt, trên ứng dụng này còn tích hợp thông báo dưới dạng tin nhắn của Sở Y tế về kết quả thanh, kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh, thông báo về dịch bệnh, tiêm chủng…
   
Những ứng dụng, công nghệ được triển khai trong lĩnh vực y tế đã phần nào giúp người dân thuận tiện hơn khi tới khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của thành phố. Các giải pháp công nghệ này vẫn đang được ngành y tế tiếp tục phát triển và hoàn thiện để làm hài lòng bệnh nhân./.
 Đinh Hằng - Tiến Lực
 Bài 3: Khám chữa bệnh theo xu hướng 4.0
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.