Với mục tiêu cung cấp đa dạng các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân, ngành Y tế Vĩnh Phúc đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền y tế thông minh, hiện đại, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngày 14/12, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế Y tế thông minh. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia y tế trong và ngoài nước giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân. Tại đây, nhiều ứng dụng sáng tạo thông minh tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được giới thiệu rộng rãi.
Toàn bộ bức tranh về dịch bệnh của Thành phố được hiện ra chỉ sau một “click chuột” và ngay lập tức các ổ dịch được khoanh vùng, xử lý, hạn chế lây lan ra các khu vực khác. Đây là công cụ đắc lực giúp Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, kiểm soát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn trong 3 năm qua.
Ở nhiều nước trên thế giới, ngoài bàn tay khối óc của các bác sĩ, công nghệ được đưa vào sử dụng trong ngành y đã trở thành công cụ đắc lực giúp bác sĩ cứu người ngoạn mục. Tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bệnh cho người dân, bắt kịp xu hướng thế giới.
Mục tiêu quan trọng nhất của ngành y tế là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh các bệnh viện phải tự chủ tài chính thì yếu tố dịch vụ cũng rất quan trọng. Ý thức được điều này, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước “chuyển mình” khi sử dụng công nghệ để làm hài lòng người bệnh.
Hệ sinh thái y tế của Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 6.000 cơ sở khám, chữa bệnh với nhiều chuyên khoa và loại hình hoạt động khác nhau. Tuy nhiên thực tế “cung” vẫn chưa đáp ứng “cầu” bởi đặc thù có hơn 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố, đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, chưa kể lượng lớn người dân từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đổ về Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ cần sử dụng máy tính, bác sĩ có thể tra cứu lịch sử khám chữa bệnh, đơn thuốc, kết quả xét nghiệm..., từ đó giảm thiểu đáng kể sai sót trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Ứng dụng công nghệ hướng tới y tế thông minh đang giúp nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cải tiến chất lượng phục vụ, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.
Mặc dù đã bắt đầu có những ứng dụng công nghệ mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh, nhưng để các cơ sở y tế trở thành “y tế thông minh” vẫn còn nhiều việc phải làm. Thực tế, hạ tầng, con người, tiềm lực của ngành Y tế vẫn chưa theo kịp công nghệ.
Theo Bộ Y tế, đến năm 2030 Việt Nam sẽ hoàn thiện Y tế thông minh với 3 trụ cột chính: Bệnh viện thông minh, Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông minh và Quản trị hệ thống y tế thông minh. Thế “kiềng 3 chân” này được kỳ vọng sẽ giúp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được hiện đại hóa, người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế.