Vĩnh Phúc hướng tới nền y tế thông minh, chuyên sâu

Với mục tiêu cung cấp đa dạng các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân, ngành Y tế Vĩnh Phúc đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền y tế thông minh, hiện đại, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh

Mang thai con thứ hai ở tháng thứ 7, cứ đều đặn hằng tháng, chị Nguyễn Thị Hiền (30 tuổi, ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc siêu âm và khám thai định kỳ. Thay vì phải xếp sổ đăng ký như trước, chị Hiền được hướng dẫn xếp hàng, quét thẻ căn cước công dân trên phần mềm và ra ghế ngồi đợi tới lượt khám bệnh.

potal-vinh-phuc-huong-toi-nen-y-te-thong-minh-chuyen-sau-7868882.jpg
Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao độ chính xác trong quá trình phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Chị Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: Trong suốt thời gian khám thai kỳ, chị không cần phải lưu giữ lại giấy tờ mà toàn bộ hồ sơ bệnh án, các giấy tờ hành chính của đều được lưu giữ trên hệ thống phần mềm của bệnh viện. Chị Hiền cũng được hướng dẫn xem các thông tin dễ dàng trên điện thoại có mạng Internet.

Là đơn vị tiên phong trong triển khai bệnh viện thông minh, không giấy tờ, bác sĩ Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Năm 2023, sau khi bệnh viện triển khai thành công bệnh án điện tử đã giúp các quy trình khám, chữa bệnh được số hóa toàn bộ, không cần dùng giấy tờ, sổ sách; mọi thông tin sức khỏe, tiền sử của người bệnh đang điều trị tại bệnh viện được lưu giữ góp phần rút ngắn thời gian khám và điều trị bệnh. Tất cả đều bảo đảm an toàn, bảo mật. Bác sĩ có thể truy cập bệnh án của người bệnh một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

potal-vinh-phuc-huong-toi-nen-y-te-thong-minh-chuyen-sau-7868880.jpg
Người dân tới khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc được đón tiếp, tư vấn nhiệt tình. Ảnh: Nguyễn Thảo - TTXVN

Thực hiện tiến trình chuyển đổi số, ngành Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn theo hướng thông minh, hiện đại. Hiện 100% cơ sở y tế đã triển khai hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp; 100% cơ sở y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh nhằm giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận tiện cho người bệnh. Hệ thống cơ sở y tế trong tỉnh luôn kết nối, liên thông bảo đảm hỗ trợ chuyên môn từ Trung tâm Y tế huyện xuống Trạm Y tế xã và từ các bệnh viện tuyến tỉnh đến Trung tâm Y tế các huyện.

Song hành với đó, ngành Y tế Vĩnh Phúc tạo lập được hơn 1,2 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân, chiếm hơn 96% dân số tỉnh. Qua đó, tích hợp dữ liệu khám, chữa bệnh với ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử của người dân, giúp đồng bộ hóa thông tin và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, cung cấp cho bác sĩ thông tin tổng thể về lịch sử khám, chữa bệnh của từng bệnh nhân, hỗ trợ tối ưu trong chẩn đoán và điều trị.

Đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến người dân

Cuối tháng 10/2024, các bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã điều trị, nuôi dưỡng thành công bé gái sinh non ở tuần thai thứ 27, nặng 1kg. Được biết, đây là trường hợp được xếp vào nhóm cực non do chào đời ở tuần thai thứ 27. Ngay sau khi sinh, bé được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập để hạn chế nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng. Do phổi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất sử dụng kỹ thuật LISA để bơm surfactant, là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay giúp cải thiện chức năng của phổi. Sau 2,5 tháng nuôi dưỡng và điều trị, trẻ đã phát triển bình thường, có khả năng tự thở, ăn sữa tốt, tự đi vệ sinh được.

potal-vinh-phuc-huong-toi-nen-y-te-thong-minh-chuyen-sau-7868883.jpg
Bác sĩ Bệnh viên Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Thảo

Hướng tới mục tiêu cung cấp đa dạng các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân trên địa bàn, nhiều năm qua, ngành Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai quyết liệt các giải pháp về nâng cao năng lực cho hệ thống y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh, phát triển lĩnh vực chuyên sâu mũi nhọn.

Tháng 12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc được đón nhận chứng chỉ hệ thống chất lượng ISO 15189:2012 về hệ thống xét nghiệm y tế chuẩn quốc tế. Đây là đơn vị y tế đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được đón nhận Chứng chỉ công nhận về Hệ thống Quản lý chất lượng phòng xét nghiệm danh giá của Văn phòng Công nhận chất lượng.

Bác sĩ Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Bệnh viện luôn lựa chọn các tiêu chuẩn y học chuẩn mực làm kim chỉ nam cho các kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ. Việc đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 cho cả 3 hệ thống xét nghiệm Vi sinh, Hóa sinh và Huyết học là minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ về cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn, và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Đến hết năm 2024, các đơn vị y tế tuyến tỉnh của Vĩnh Phúc đã thực hiện được 73,2% kỹ thuật theo phân tuyến, tuyến huyện đạt 42,9%; trung bình hằng năm thực hiện từ 500-700 kỹ thuật mới, nhiều kỹ thuật vượt tuyến, chuyên sâu được triển khai tại bệnh viện tuyến tỉnh như: Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); phẫu thuật mở nắp sọ sinh thiết tổn thương nội sọ; phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch não; phẫu thuật vi phẫu mạch máu thần kinh; phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống; phẫu thuật thay khớp háng - khớp gối nhân tạo..., góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đồng thời người dân được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tuyến tỉnh mà không cần chuyển đi tuyến Trung ương. Nhờ đó, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ y tế đạt 90%.

Ngành Y tế Vĩnh Phúc đang phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai đề nghị hợp tác hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên để đào tạo cầm tay chỉ việc và hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa,…về lĩnh vực hồi sức, tim mạch và các lĩnh vực chuyên ngành khác nhằm nâng cao chất lượng nhân lực và dịch vụ các chuyên ngành chuyên sâu về lĩnh vực y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nguyễn Thảo

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Ninh Thuận khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Ninh Thuận nỗ lực huy động mọi nguồn lực và chỉ đạo quyết liệt các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu trong giai đoạn 2021-2025.

Thời tiết ngày 24/2/2025: Bắc Bộ rét đậm, rét hại, Trung Bộ mưa to

Thời tiết ngày 24/2/2025: Bắc Bộ rét đậm, rét hại, Trung Bộ mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/2, bộ phận không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi ở Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi giật cấp 6. Khu vự Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại; Bắc Trung Bộ trời rét, phía Bắc có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh ở Bắc Bộ phổ biến từ 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C; Bắc Trung Bộ phổ biến 13-16 độ C.

Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy lợn bệnh để ngăn chặn lây lan dịch lở mồm long móng. Ảnh TTXVN phát

Thanh Hóa tiêu hủy đàn lợn hơn 600 kg để ngăn dịch lở mồm long móng

Ngày 23/2, theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thú y vùng III (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn (máu, biểu mô) tại chuồng chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Bang (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng serotype O trong mẫu kiểm tra.

Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Chiều 23/2, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân N.V.H (nam, 63 tuổi, Hà Nam) vào viện với vết thương vùng tai, thái dương, đã được tiểu phẫu, khâu vết thương hàm mặt và được xuất viện, được hướng dẫn theo dõi và hẹn lịch tái khám.

Ảnh minh họa: Quang Cường - TTXVN

Tuyên Quang hoàn chỉnh phương án bố trí công chức, viên chức, người lao động theo vị trí việc làm

Theo đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy Tuyên Quang, đến nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các Đảng đoàn, Ban cán sự đảng cấp tỉnh và Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; đồng thời thành lập các Đảng bộ UBND tỉnh, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Tuyên Quang trực thuộc Tỉnh ủy…

Hội nghị công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang

Chiều 22/2, tại Hậu Giang, Đoàn kiểm tra số 1914 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang.

Thời tiết ngày 23/2/2025: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ mưa to

Thời tiết ngày 23/2/2025: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi ở phía Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.

Thời tiết ngày 22/2/2025: Bắc Bộ mưa nhỏ, trời lạnh

Thời tiết ngày 22/2/2025: Bắc Bộ mưa nhỏ, trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23/2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6. Khu vực Bắc Bộ từ đêm 23/2 trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại; Bắc Trung Bộ trời rét, phía Bắc có nơi rét đậm.

Huyện vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình) nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình) nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thu hút sự tham gia đông đảo và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Các địa phương quyết liệt vận dụng các nguồn lực hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Dông lốc, mưa đá làm tốc mái nhà ở Điện Biên

Dông lốc, mưa đá làm tốc mái nhà ở Điện Biên

Chiều 21/2, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) Ngô Xuân Chinh xác nhận, trên địa bàn huyện Điện Biên xuất hiện dông lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà ở và cây trồng của người dân.

Chuyện tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học sinh ở miền núi Nghệ An

Chuyện tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học sinh ở miền núi Nghệ An

Từ ngày 14/2, khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, để không gián đoạn việc ôn tập của học sinh, tập thể giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học trò.

Hai loài thằn lằn mới được đặt theo tên nhà khoa học Việt Nam

Hai loài thằn lằn mới được đặt theo tên nhà khoa học Việt Nam

Các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Nghiên cứu hệ gen thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện hai loài thằn lằn mới, với mẫu chuẩn thu được ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Ký túc xá vùng biên - Điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó tỉnh Nghệ An

Ký túc xá vùng biên - Điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó tỉnh Nghệ An

Nhằm hỗ trợ học sinh nghèo bớt khó khăn, vất vả trong việc đi lại; giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn và tạo môi trường rèn luyện kỹ năng sống, phát triển toàn diện cho các em, một số đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa, ra mắt mô hình “Ký túc xá vùng biên” để các em ổn định chỗ ở, học hành thuận lợi. Đây thực sự là điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ chinh phục con chữ của các học trò vùng sâu, vùng xa.

Thời tiết ngày 21/2/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa phùn, trời rét

Thời tiết ngày 21/2/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa phùn, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/2, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Cảnh báo, ngày và đêm 22/2, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 2-4,5m; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2-3m. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.

Ngã sáu Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày nay. Ảnh: Hoài Thu

Đắk Lắk - khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

Đắk Lắk là tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước. Để phát huy tiềm năng, lợi thế, Đắk Lắk tập trung phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, từng bước khẳng định là “thủ phủ” vùng Tây Nguyên…

Giá xăng RON95 tăng 2 lần liên tiếp

Giá xăng RON95 tăng 2 lần liên tiếp

Xăng E5RON92 không cao hơn 20.855 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.331 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Quản lý dạy thêm, học thêm: Xây dựng môi trường để học sinh phát triển toàn diện

Quản lý dạy thêm, học thêm: Xây dựng môi trường để học sinh phát triển toàn diện

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/2, đã thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ kỳ vọng sẽ giải quyết được hiện tượng “ép” học sinh học thêm để thu tiền từng gây bức xúc dư luận thời gian qua. Những quy định mới về dạy thêm, học thêm trong Thông tư cũng được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện.

Nghệ An gỡ “khó” để dạy tăng cường cho các trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghệ An gỡ “khó” để dạy tăng cường cho các trường phổ thông dân tộc bán trú

Trong khi các trường học ở tỉnh Nghệ An đã dừng tổ chức dạy thêm, học thêm thì việc dạy và học các chương trình tăng cường ở các trường phổ thông dân tộc bán trú theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND (quy định một số chính sách hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông thực hiện thí điểm mô hình phổ thông dân tộc bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An) lại bắt đầu thực hiện. Với các môn học Tiếng Anh, Tin học, Kỹ năng sống và giáo dục Stem... chương trình được triển khai với mong muốn giúp học sinh ở các huyện vùng núi được phát triển toàn diện.

Điểm tựa cho học trò nghèo vùng biên giới Quảng Trị

Điểm tựa cho học trò nghèo vùng biên giới Quảng Trị

Luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhân dân, trong những năm qua, những “bố nuôi” đặc biệt mang quân hàm xanh, thông qua các mô hình “Con nuôi Biên phòng”, “Nâng bước em đến trường” đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho những học trò nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị trên con đường chinh phục tri thức cũng như trong cuộc sống...

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Nước mặn hiện nay xâm nhập sâu vào các nhánh sông và nội đồng, độ mặn hơn 2‰ tiến sâu khoảng 40 km vào đất liền, ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn.