Tận tụy, tâm huyết vì đồng bào Ca Dong

Trải qua hàng chục năm công tác, gắn bó với đồng bào Ca Dong, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh và y sĩ Đinh Thị Thơ luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sự tin yêu của bà con.

potal-nhung-thay-thuoc-het-long-vi-dong-bao-ca-dong-7867426.jpg
Điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh đến từng nhà để khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho đồng bào Ca Dong. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Y, năm 2001, điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1975, quê xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa) được điều về Trạm Y tế xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây công tác. Đến đầu năm 2025, ông được chuyển về Trạm Y tế Sơn Bua, huyện Sơn Tây. Dù công tác tại địa phương nào, ông cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp và nhân dân yêu quý.

Điều dưỡng Thanh cho hay, thời gian đầu mới lên đây công tác, ông gặp nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, lối sống. Dẫu vậy, ông vẫn miệt mài khám bệnh, những ngày nghỉ thì đi đến từng thôn, xóm để hướng dẫn bà con phòng tránh dịch bệnh.

“Cái khó khăn nhất của tôi lúc đó là bất đồng ngôn ngữ. Do vậy, bên cạnh việc khám, chữa bệnh, tôi còn phải học tiếng của đồng bào để khai thác được các thông tin về người bệnh cũng như các triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhằm đưa ra đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân”, điều dưỡng Thanh chia sẻ.

Cũng theo ông Thanh, những năm đó nhận thức của đồng bào Ca Dong còn hạn chế, nên khi bị đau bệnh bà con sẽ giết gà, lợn hoặc trâu để cúng giải trừ con ma. Việc lễ bái có khi diễn ra cả tuần, cả tháng, cho đến lúc vật nuôi, lương thực trong nhà đã hết mà người bệnh vẫn không khỏi. Do vậy, ngoài khám, chữa bệnh thì các thầy thuốc còn phải tuyên truyền, vận động đồng bào loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Sau nhiều trường hợp người bệnh được y, bác sĩ kịp thời cứu sống thì bà con dần tin tưởng.

Kỷ niệm ông nhớ nhất trong đời có lẽ là khi đang làm việc tại Trạm Y tế xã Sơn Tân, ông nhận được thông tin có một sản phụ tự sinh con tại nhà dẫn đến nguy kịch cả mẹ và con. Khi ông cùng đồng nghiệp đến nơi, dù em bé đã tím tái, nhưng gia đình lại đang cúng gà, cúng lợn linh đình. Với trách nhiệm của một thầy thuốc, ông không ngừng nỗ lực hô hấp, hồi sức để cứu bé. Sau gần 30 phút nỗ lực thì em bé đã thở và cất tiếng khóc. Lúc đó tất cả mọi người đều vỡ òa trong hạnh phúc. Sau mọi người thay nhau khiêng mẹ con sản phụ tới Trung tâm Y tế tuyến trên để theo dõi, điều trị.

Không chỉ tận tâm, nhiệt tình, điều dưỡng Thanh còn là người luôn gương mẫu, hòa đồng, tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương dù chân bị dị tật bẩm sinh, đi lại không thuận lợi như bao người khác.

Trưởng Trạm Y tế xã Sơn Bua Đinh Minh Chiều cho biết: Điều dưỡng Thanh về Trạm Y tế Sơn Bua công tác, anh rất nhiệt tình, chu đáo trong khám, chữa bệnh. Mặc dù đi lại khó khăn nhưng anh không ngại khó, ngại khổ. Ngay từ những ngày mới đến đây anh đã cùng đồng nghiệp đến những thôn xa xôi nhất để khám, chữa bệnh. Trong công tác chuyên môn, anh luôn hỗ trợ các anh chị em hoàn thành công việc, lập kế hoạch cụ thể để công việc luôn đảm bảo tiến độ.

Ông Đinh Văn Lâm (72 tuổi, thôn Mang He, xã Sơn Bua) cho biết do tuổi cao, sức yếu lại mắc rất nhiều bệnh như dạ dày, cao huyết áp, bệnh xương khớp... nên ông phải đi khám, lấy thuốc thường xuyên. Đến Trạm Y tế xã, ông được các y, bác sĩ đón tiếp niềm nở, nhiệt tình, kiểm tra sức khỏe chu đáo. Đặc biệt, điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh dù mới về đây làm việc nhưng đã nhiều lần đến tận nhà thăm khám, phát thuốc và hướng dẫn ông cách ăn uống, bảo vệ sức khỏe.

potal-nhung-thay-thuoc-het-long-vi-dong-bao-ca-dong-7867429.jpg
Y sĩ Đinh Thị Thơ khám, tư vấn sức khỏe cho người dân. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Cũng như điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh, y sĩ Đinh Thị Thơ (sinh năm 1983, người Ca Dong), sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn Tây nên chị thấu hiểu những thiệt thòi cũng như khó khăn, vất vả mà người dân ở đây phải đối mặt. Vì thế, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Y, chị quyết định quay trở về địa phương công tác. 16 năm gắn bó với Trạm Y tế Sơn Dung, chị luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ để phục vụ nhân dân.

“Từ nhỏ tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp bà con đau bệnh nhưng không đi khám vì mê tín, vì đói nghèo; nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng nhưng không được quan tâm, chăm sóc... Do vậy, tôi quyết tâm học để trở về giúp bà con biết cách phòng, chống bệnh tật, nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho người thân”, chị Thơ chia sẻ.

Ở miền núi, nhất là những thôn, xóm vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại luôn là nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là vào những ngày mưa, đường lầy lội, trơn trượt. Nhưng những khó khăn ấy không ngăn được bước chân của cô y sĩ Ca Dong đến với đồng bào. Chỉ cần nhận được tin có bệnh nhân cần hỗ trợ là chị lại khoác lên mình chiếc áo blouse trắng cùng hành trang mang theo để đến với người bệnh.

Chị Đinh Thị Đèo (thôn Tan Via, xã Sơn Dung) cho hay: Từ ngày có thai cho đến lúc sinh, nuôi con, mình luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của chị Thơ. Vào mùa mưa, vì lo sợ mình đi xa nguy hiểm nên chị Thơ đã đến tận nhà đã kiểm tra sức khỏe, tiêm vaccine cho cả mẹ và bé; hướng dẫn mình cách chăm sóc con. Với bà con thôn Tan Via chúng mình, chị Thơ như một người thân trong gia đình.

Sơn Tây là một trong những huyện nghèo của cả nước với khoảng 95% dân số là người Ca Dong. Đời sống của đồng bào vùng cao nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, nhưng điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh, y sĩ Đinh Thị Thơ cũng như nhiều y, bác sĩ vùng cao khác luôn cố gắng để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào một cách tốt nhất.

Bác sĩ Châu Nguyễn Thương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây cho hay: Với vai trò, trách nhiệm của người cán bộ y tế cơ sở, điều dưỡng Thanh và y sĩ Thơ luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách chăm sóc sức khỏe, bỏ các hủ tục lạc hậu. Đồng thời, luôn nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn; được đồng nghiệp quý mến, cấp ủy Đảng, chính quyền ghi nhận và người dân tin yêu, mến phục. Điều dưỡng Thanh và y sĩ Thơ đã nhiều lần được chính quyền các cấp, ngành, địa phương tặng Bằng khen, Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đinh Hương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Sinh ra ở vùng quê nghèo Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Thu Hiền (hiện đang là học sinh lớp 12 Địa, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực vươn lên, “chạm đỉnh” vinh quang 2 năm liên tiếp tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Thay vì tìm những công việc bớt “chân lấm, tay bùn”, anh Nguyễn Văn Luân (sinh năm 1988, xã Trang Bảo Xá, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lại lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp vốn nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, làm giàu từ những cánh đồng lúa quê hương, anh Luân đã bước đầu thành công trên hành trình đưa thương hiệu gạo Thái Bình vươn xa. Năm 2024, anh là một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng toàn quốc tôn vinh nhà nông trẻ xuất sắc - Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX.

Ksor Thanh - Chàng trai Jrai và ước mơ gia nhập lực lượng công an

Ksor Thanh - Chàng trai Jrai và ước mơ gia nhập lực lượng công an

Sinh năm 2000 tại thôn Plei Ksing, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) - Ksor Thanh là con trai út trong gia đình có ba chị em. Xuất thân từ gia đình nông dân bình thường, bố mẹ làm nông nghiệp, nhưng Thanh đã nỗ lực vượt qua khó khăn để theo đuổi con đường học vấn.

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong put, đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.

Thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh với niềm đam mê vẽ tranh bằng phấn màu trên bảng

Thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh với niềm đam mê vẽ tranh bằng phấn màu trên bảng

Chỉ với viên phấn màu và chiếc bảng đen đơn giản, thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh (sinh năm 1983), hiện đang giảng dạy tại Trường Hermann Gmeiner (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) đã biến những vật dụng phục vụ giảng dạy trở thành những tranh vẽ đầy sống động khiến nhiều người và cộng đồng mạng phải thán phục, xuýt xoa.

A Nguyên (áo xanh) hướng dẫn các thành viên Câu lạc bộ Thanh niên tôn giáo phát triển kinh tế cách chăm sóc đàn gà của gia đình. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Trưởng thôn 9x cùng người dân xây dựng làng dân tộc thiểu số kiểu mẫu

Xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum là địa phương có nhiều hoạt động thanh niên sôi nổi, cùng nhau phát triển kinh tế. Trong đó, mô hình Câu lạc bộ Thanh niên tôn giáo phát triển kinh tế đã và đang mang lại tín hiệu tích cực. Qua hơn 2 năm xây dựng và phát triển, Câu lạc bộ là nơi quy tụ của 15 thành viên là thanh niên thôn Đăk Mút, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, dưới sự dẫn dắt của chàng thanh niên sinh năm 1998 A Nguyên - Trưởng thôn Đăk Mút.

Cậu học trò đam mê, coi toán như câu đố thú vị

Cậu học trò đam mê, coi toán như câu đố thú vị

Xem việc giải bài toán khó như giải một câu đố vui, nhờ đó việc học Toán của Đoàn Đức Minh, lớp 12 Toán, Trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trở nên thú vị, giúp em đạt nhiều giải thưởng lớn, nhỏ về Toán học, trong đó có giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024 – 2025.

Viên Anh Minh - Chàng trai Tày thành công với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch

Viên Anh Minh - Chàng trai Tày thành công với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch

Hà Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cao nguyên đá Đồng Văn hay mùa hoa tam giác mạch, mà còn ghi dấu ấn với những mô hình nông nghiệp sáng tạo và bền vững. Tuy nhiên Hà Giang vốn không phải nơi có nhiều vườn dâu tây nên từ khi vườn dâu tây hữu cơ Viên Minh tại Quản Bạ ra đời đã trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch địa phương.

Nghệ nhân Phạm Minh Châu thổi “hồn” cho quất bonsai

Nghệ nhân Phạm Minh Châu thổi “hồn” cho quất bonsai

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, vườn quất của ông Phạm Minh Châu, xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định luôn nhộn nhịp người tham quan, mua cây. Những tác phẩm quất bonsai với dáng, thế đẹp, tạo hình công phu, khiến ai ai cũng phải trầm trồ, thưởng lãm.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trưởng thôn Châm Aneh - Gương sáng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Ký ức của người lính biệt động trực tiếp tập kích vào Dinh Độc Lập

Ký ức của người lính biệt động trực tiếp tập kích vào Dinh Độc Lập

Sinh ra ở vùng “đất thép” Củ Chi, từ nhỏ cựu chiến binh Phan Văn Hôn (tự Bảy Hôn), hiện trú tại ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng (Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) đã giác ngộ và tham gia cách mạng. Ông là người trực tiếp bắn phát súng mở màn trong trận tập kích vào Dinh Độc Lập trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Hơn 50 năm trôi qua nhưng trận đánh lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức.

Ông Đinh Y Khoa - người đem ánh sáng của Đảng về với bản làng

Ông Đinh Y Khoa - người đem ánh sáng của Đảng về với bản làng

Phát huy tốt vai trò cầu nối, đem ánh sáng của Đảng về với dân làng, không ngừng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc - đó là những nhận xét chung về ông Đinh Y Khoa (69 tuổi, dân tộc Bana), trú thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định). Mới đây, ông vinh dự được Tạp chí Cộng sản trao chứng nhận người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo tại chương trình điểm tựa của bản làng lần thứ 2, năm 2024.

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Được biết đến như “đầu tàu” trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Kon Plông, những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Y Lim (sinh năm 1970, trú Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen) đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng và lan tỏa hình ảnh, văn hóa, nghệ thuật độc đáo của người Xơ Đăng đến với du khách trong và ngoài nước. Một trong những nét độc đáo của người Xơ Đăng đã được Nghệ nhân ưu tú Y Lim bảo tồn và phát huy là nghề nấu rượu cần – loại rượu đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại chỗ khu vực Tây Nguyên.

Những hạt nhân đoàn kết trên vùng cao Hòa Bình

Những hạt nhân đoàn kết trên vùng cao Hòa Bình

Những năm qua, những người có uy tín tại các địa phương của Hòa Bình đã phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân trong tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. Từ đó góp phần xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn ma túy, tảo hôn và bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.

Lão nông Đỗ Văn Được làm giàu với mô hình nuôi cá mú

Lão nông Đỗ Văn Được làm giàu với mô hình nuôi cá mú

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và trải qua nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, đến nay, nông dân Đỗ Văn Được (52 tuổi, tổ dân phố thôn Thạch Bi 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã thành công với mô hình nuôi cá mú Trân Châu.

 Cô giáo Cầm Thị Hoa gắn bó với học sinh vùng cao Sơn La

Cô giáo Cầm Thị Hoa gắn bó với học sinh vùng cao Sơn La

Cô giáo Cầm Thị Hoa (sinh năm 1991), Chủ nhiệm lớp 5, Trường Tiểu học xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, là người nhiệt huyết với công việc, luôn tìm tòi đổi mới trong công tác, sống giản dị, hòa đồng, được đồng nghiệp yêu quý, học sinh kính trọng, phụ huynh tin tưởng. Hằng năm, cô đều hoàn thành tốt các công việc được giao, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện.

Mang cơ hội tiếp cận tri thức tới vùng cao Hà Quảng

Mang cơ hội tiếp cận tri thức tới vùng cao Hà Quảng

/*/ình ảnh các cô giáo băng đèo, cõng đồ dùng dạy học lên điểm trường Cả Giang (Trường Tiểu học xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Thầy cô dạy học ở bản vùng cao này chỉ có mong ước giản đơn là giúp học sinh có cơ hội tiếp cận tri thức, có cuộc sống ấm no, từ đó, góp phần xây dựng quê hương tốt đẹp hơn.

Tô Lan Anh - Giảng viên trẻ người Tày năng động, sáng tạo trong dạy và học

Tô Lan Anh - Giảng viên trẻ người Tày năng động, sáng tạo trong dạy và học

Với những thành tích nổi bật trong công tác và hoạt động Đoàn, Hội, giảng viên Tô Lan Anh (dân tộc Tày, sinh năm 1990), Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là một trong 99 "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV năm 2024.