Ông Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian qua, ngành y tế Thành phố đã triển khai nhiều ứng dụng thông minh như: Trung tâm điều hành cấp cứu thông minh của Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố; phẫu thuật rô-bốt tại Bệnh viện Bình Dân; Bệnh viện số tại Bệnh viện quận Thủ Đức; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Nhân dân 115…
Đặc biệt là “Vườn ươm sáng tạo” với hàng loạt sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh của Bệnh viện Quân dân y miền Đông là “điểm sáng” mang đến sự hài lòng của người dân.
Tuy nhiên, các ứng dụng y tế thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở bước thí điểm khởi đầu. Để thực sự đưa ngành y tế “cất cánh” trở nên “thông minh hơn”, Thành phố cần có những bước phát triển sáng tạo trong thời gian tới.
Theo đó, lộ trình tiếp theo mà Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến là một nền y tế thông minh toàn diện. Trước mắt, ngành y tế hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe người dân bằng hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) tại các trạm y tế xã, phường và trung tâm y tế quận, huyện.
Song song đó, các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh quản lý người bệnh bằng bệnh án điện tử. Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) ứng dụng công nghệ thông tin giúp phát hiện và can thiệp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm…
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế, xây dựng các ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế.
Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm đánh giá: Ngành y tế Thành phố thời gian qua đã triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân Thành phố và các tỉnh phía Nam. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh trong tương lai.
Theo ông Lê Thanh Liêm, trong thời gian tới ngành y tế Thành phố cần tiếp cận các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng công nghệ mới trong lĩnh vực y tế. Từ đó, hướng đến xây dựng hệ thống quản lý, điều hành hoạt động, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ngày càng tốt hơn đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
Chia sẻ kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc), Giáo sư Kuo Shou-Jen, Giám đốc Bệnh viện Chương Hóa cho biết: Tại Đài Loan, y tế thông minh là mục tiêu phát triển của các bệnh viện trong những năm gần đây. Vì vậy, nhiều ứng dụng thông minh mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh đã được triển khai; tiêu biểu như rô-bốt chăm sóc thông minh, thiết bị đeo ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chạy thận nhân tạo, rô-bốt phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe bằng điện thoại di động 24/24 giờ…
Đặc biệt, Bệnh viện Chương Hóa đã áp dụng các ứng dụng nhằm “thông minh hóa” cải thiện quy trình khám chữa bệnh, không còn lỗi của con người như: hệ thống nha khoa đường dây điện, hệ thống thông tin bệnh nhân và đầu giường, hệ thống bơm kim tiêm thông minh… giúp nhận dạng bệnh nhân và tăng độ chính xác của liều thuốc, giảm tỷ lệ lỗi, nâng cao đáng kể chất lượng chăm sóc cũng như tạo được sự hài lòng cho người bệnh./.
Ông Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về lộ trình phát triển y tế thông minh. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đặc biệt là “Vườn ươm sáng tạo” với hàng loạt sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh của Bệnh viện Quân dân y miền Đông là “điểm sáng” mang đến sự hài lòng của người dân.
Tuy nhiên, các ứng dụng y tế thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ dừng lại ở bước thí điểm khởi đầu. Để thực sự đưa ngành y tế “cất cánh” trở nên “thông minh hơn”, Thành phố cần có những bước phát triển sáng tạo trong thời gian tới.
Theo đó, lộ trình tiếp theo mà Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến là một nền y tế thông minh toàn diện. Trước mắt, ngành y tế hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe người dân bằng hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) tại các trạm y tế xã, phường và trung tâm y tế quận, huyện.
Song song đó, các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh quản lý người bệnh bằng bệnh án điện tử. Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố điều phối các trạm cấp cứu vệ tinh bằng hệ thống điều phối cấp cứu thông minh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) ứng dụng công nghệ thông tin giúp phát hiện và can thiệp kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm…
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế, xây dựng các ứng dụng sử dụng dữ liệu lớn phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Theo ông Lê Thanh Liêm, trong thời gian tới ngành y tế Thành phố cần tiếp cận các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng công nghệ mới trong lĩnh vực y tế. Từ đó, hướng đến xây dựng hệ thống quản lý, điều hành hoạt động, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ngày càng tốt hơn đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
Chia sẻ kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc), Giáo sư Kuo Shou-Jen, Giám đốc Bệnh viện Chương Hóa cho biết: Tại Đài Loan, y tế thông minh là mục tiêu phát triển của các bệnh viện trong những năm gần đây. Vì vậy, nhiều ứng dụng thông minh mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh đã được triển khai; tiêu biểu như rô-bốt chăm sóc thông minh, thiết bị đeo ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chạy thận nhân tạo, rô-bốt phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe bằng điện thoại di động 24/24 giờ…
Đại biểu quốc tế chia sẻ kinh nghiệm phát triển y tế thông minh. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đinh Hằng