Đó là nhận định của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại phiên họp giải trình về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 5/10.
Từ những nhận định trên, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Thanh tra thành phố phối hợp với các sở, ngành kiểm tra công tác tiếp dân; kiên quyết xử lý các sở, ngành chưa quyết liệt giải quyết các vụ việc phức tạp đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đất đai, tập trung vào vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, kiên quyết thu hồi đất đã được giao, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, một sự vụ nhỏ cũng xin ý kiến nhiều sở, ngành rồi lại trở về tình trạng ban đầu, khiến người dân chờ đợi mệt mỏi. Thậm chí có những vụ việc do sở ngành, quận huyện xử lý chậm nhưng khi Thường trực Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố cùng chủ trì thì giải quyết nhanh.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấn chỉnh lại công tác tiếp dân, tránh tình trạng đi hỏi nhiều đơn vị, hỏi lên cả bộ, ngành Trung ương để rồi cả năm sau được trả lời “giải quyết theo thẩm quyền”, từ đó kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân. Cùng với đó, các quận, huyện cần tăng cường công tác phối hợp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt tổ chức tiếp xúc, đối thoại.
Theo báo cáo của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 1/2017 – 8/2018, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là 9.337 đơn. Tình hình người dân khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, xoay quanh về pháp lý quy hoạch, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất...
Một số hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay như: việc tham mưu giải quyết đơn của một số sở ngành, quận huyện chưa thực hiện hết thẩm quyền; thiếu sự theo dõi chặt chẽ, kịp thời đôn đốc.
Trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đặt mình vào hoàn cảnh của người khiếu nại để có sự thấu hiểu, chia sẻ; vẫn còn những vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều nơi giải quyết khiếu nại không bằng quyết định giải quyết khiếu nại mà lại áp dụng bằng văn bản, công văn… ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc đối với người khiếu nại.
Dưới góc độ quản lý đất đai, lĩnh vực nóng nhất trong khiếu nại, tố cáo, ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khó khăn hiện nay trong việc định giá đất là phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước trong khi thị trường bất động sản không minh bạch, giá cả mang tính tâm lý. Thậm chí trong nhiều vụ giao dịch, giá chuyển nhượng thật không thể hiện trong hợp đồng. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu đưa ra vùng giá trị ở một số quận, huyện để làm căn cứ định giá đất phục vụ công tác bồi thường, tái định cư.
“Qua tiếp xúc, đối thoại với người khiếu nại, cán bộ có thông tin đầy đủ hơn. Vì vậy, các quận, huyện cần tổ chức đối thoại với người khiếu nại để có thể giải quyết vụ việc ngay từ đầu”, ông Nguyễn Văn Hồng nêu ý kiến.
Có chung quan điểm, ông Lê Văn Lộc, Phó Trưởng ban Tiếp công dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có nhiều nơi người dân nhiều lần đăng ký lịch tiếp dân với lãnh đạo quận huyện nhưng không được nên phải lên Ban Tiếp công dân thành phố.
Trong khi đó, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê phản ánh, có tới hơn 75% khiếu nại liên quan đến nhà, đất, tuy nhiên cách trả lời của cơ quan quản lý Nhà nước thiên về góc độ riêng, quan điểm cá nhân mà chưa dựa trên tổng thể vấn đề. Thậm chí có những văn bản của cơ quan quản lý trả lời chung chung, ra văn bản như một cách trả nợ người dân. Việc khiếu nại vượt cấp đã thể hiện người dân không còn tin cách giải quyết của chính quyền cơ sở.
Ông Huỳnh Cách Mạng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận, từ đầu năm 2018 đến nay, trên phạm vi cả nước có 664 vụ khiếu nại, riêng ở thành phố có 20 vụ việc nổi cộm, trong đó khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm trên 70%.
Quản lý Nhà nước trong giải quyết khiếu nại tố cáo còn có những mặt yếu kém, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, có trường hợp vụ lợi. Địa phương không tổ chức đối thoại, trong khi đó có những dự án thực hiện trong thời gian dài, pháp luật thay đổi, làm phát sinh khiếu nại. Chưa kể công tác quản lý đất đai có nơi chưa tốt dẫn tới lấn chiếm đất, xây dựng trái phép trong suốt thời gian dài.
Về một số giải pháp sắp tới, ông Huỳnh Cách Mạng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra thường xuyên trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan áp dụng công nghệ trong lưu trữ, quản lý thông tin hồ sơ, thông báo kết quả giải quyết cho người dân, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả./.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Từ những nhận định trên, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Thanh tra thành phố phối hợp với các sở, ngành kiểm tra công tác tiếp dân; kiên quyết xử lý các sở, ngành chưa quyết liệt giải quyết các vụ việc phức tạp đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đất đai, tập trung vào vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, kiên quyết thu hồi đất đã được giao, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, một sự vụ nhỏ cũng xin ý kiến nhiều sở, ngành rồi lại trở về tình trạng ban đầu, khiến người dân chờ đợi mệt mỏi. Thậm chí có những vụ việc do sở ngành, quận huyện xử lý chậm nhưng khi Thường trực Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố cùng chủ trì thì giải quyết nhanh.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấn chỉnh lại công tác tiếp dân, tránh tình trạng đi hỏi nhiều đơn vị, hỏi lên cả bộ, ngành Trung ương để rồi cả năm sau được trả lời “giải quyết theo thẩm quyền”, từ đó kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân. Cùng với đó, các quận, huyện cần tăng cường công tác phối hợp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt tổ chức tiếp xúc, đối thoại.
Theo báo cáo của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 1/2017 – 8/2018, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận là 9.337 đơn. Tình hình người dân khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, xoay quanh về pháp lý quy hoạch, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất...
Một số hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay như: việc tham mưu giải quyết đơn của một số sở ngành, quận huyện chưa thực hiện hết thẩm quyền; thiếu sự theo dõi chặt chẽ, kịp thời đôn đốc.
Trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đặt mình vào hoàn cảnh của người khiếu nại để có sự thấu hiểu, chia sẻ; vẫn còn những vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều nơi giải quyết khiếu nại không bằng quyết định giải quyết khiếu nại mà lại áp dụng bằng văn bản, công văn… ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc đối với người khiếu nại.
Đại diện Thanh tra thành phố giải trình tại cuộc họp. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Dưới góc độ quản lý đất đai, lĩnh vực nóng nhất trong khiếu nại, tố cáo, ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khó khăn hiện nay trong việc định giá đất là phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước trong khi thị trường bất động sản không minh bạch, giá cả mang tính tâm lý. Thậm chí trong nhiều vụ giao dịch, giá chuyển nhượng thật không thể hiện trong hợp đồng. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu đưa ra vùng giá trị ở một số quận, huyện để làm căn cứ định giá đất phục vụ công tác bồi thường, tái định cư.
“Qua tiếp xúc, đối thoại với người khiếu nại, cán bộ có thông tin đầy đủ hơn. Vì vậy, các quận, huyện cần tổ chức đối thoại với người khiếu nại để có thể giải quyết vụ việc ngay từ đầu”, ông Nguyễn Văn Hồng nêu ý kiến.
Có chung quan điểm, ông Lê Văn Lộc, Phó Trưởng ban Tiếp công dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có nhiều nơi người dân nhiều lần đăng ký lịch tiếp dân với lãnh đạo quận huyện nhưng không được nên phải lên Ban Tiếp công dân thành phố.
Trong khi đó, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê phản ánh, có tới hơn 75% khiếu nại liên quan đến nhà, đất, tuy nhiên cách trả lời của cơ quan quản lý Nhà nước thiên về góc độ riêng, quan điểm cá nhân mà chưa dựa trên tổng thể vấn đề. Thậm chí có những văn bản của cơ quan quản lý trả lời chung chung, ra văn bản như một cách trả nợ người dân. Việc khiếu nại vượt cấp đã thể hiện người dân không còn tin cách giải quyết của chính quyền cơ sở.
Ông Huỳnh Cách Mạng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận, từ đầu năm 2018 đến nay, trên phạm vi cả nước có 664 vụ khiếu nại, riêng ở thành phố có 20 vụ việc nổi cộm, trong đó khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm trên 70%.
Quản lý Nhà nước trong giải quyết khiếu nại tố cáo còn có những mặt yếu kém, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, có trường hợp vụ lợi. Địa phương không tổ chức đối thoại, trong khi đó có những dự án thực hiện trong thời gian dài, pháp luật thay đổi, làm phát sinh khiếu nại. Chưa kể công tác quản lý đất đai có nơi chưa tốt dẫn tới lấn chiếm đất, xây dựng trái phép trong suốt thời gian dài.
Về một số giải pháp sắp tới, ông Huỳnh Cách Mạng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra thường xuyên trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan áp dụng công nghệ trong lưu trữ, quản lý thông tin hồ sơ, thông báo kết quả giải quyết cho người dân, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả./.
Trần Xuân Tình