Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Chương trình chăm sóc đúng bắt đầu triển khai thí điểm tại quận Gò Vấp từ tháng 4/2014 mục tiêu chính chủ động tầm soát, phát hiện thêm người mắc lao trong cộng đồng. Theo đó, mỗi phường có một tư vấn viên phụ trách đến tận nhà từng người dân hướng dẫn, tư vấn cho người dân cách phát hiện bệnh lao.
Với những bệnh nhân lao, tư vấn viên giám sát chặt quá trình điều trị nhằm đảm bảo bệnh nhân tuân thủ tốt, không bỏ điều trị. Đồng thời, tư vấn viên cũng thực hiện tư vấn cho người nhà và những người có tiếp xúc với người mắc lao để được tầm soát, dự phòng bệnh từ sớm.
Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2015, quận Gò Vấp đã thực hiện tầm soát lao cho 107.770 người dân và phát hiện 40 người mắc lao trong cộng đồng, tăng hơn 10% so với số ca bệnh được phát hiện trong thời gian trước đó. Đặc biệt tỷ lệ bỏ điều trị đã giảm xuống gần bằng 0% so với trước đó là 7%.
Nhận thấy hiệu quả từ thí điểm Chương trình chăm sóc đúng, từ năm 2017, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhân rộng mô hình này ra thêm 6 quận, huyện gồm Quận 6, Quận 8, Quận 12, quận Tân Bình, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh. Ở giai đoạn này, ngoài mạng lưới tư vấn viên toàn thời gian, Chương trình phát triển thêm hệ thống cộng tác viên bán thời gian để tăng độ phủ cho chương trình.
Kết quả, sau 5 năm thực hiện Chương trình chăm sóc đúng, các tư vấn viên, cộng tác viên đã phát hiện thêm 1.703 bệnh nhân lao có vi khuẩn học trong cộng đồng. Số người mắc bệnh lao các thể được thu dung điều trị tại các quận cũng thêm 1.005 ca. Đặc biệt, nhờ mạng lưới tư vấn viên, cộng tác viên mà tỷ lệ bỏ điều trị, mất dấu bệnh nhân lao tại 7 quận, huyện chỉ còn dưới 2%.
Ngoài ra, Chương trình còn đưa bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và xe kỹ chụp X-quang lưu động xuống cộng đồng để thực hiện tầm soát lao cho người dân. Trong 2 năm qua, Chương trình đã tổ chức 132 buổi chụp X-quang lưu động tại 291 điểm, chụp X-quang miễn phí cho 40.944 người, xét nghiệm đờm cho 3.381 người và phát hiện 343 người mắc bệnh lao.
Đánh giá cao hiệu quả của Chương trình chăm sóc đúng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số bệnh nhân lao cao nhất cả nước, hàng năm đã phát hiện và đưa vào điều trị khoảng 15.000 bệnh nhân lao. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện mới chỉ đạt 60% tổng số trường hợp mắc lao trong cộng đồng.
Chính vì thế, Chương trình chăm sóc đúng đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát hiện người mắc lao trong cộng đồng cũng như bổ sung đáng kể những khiếm khuyết của Chương trình chống lao quốc gia. Từ mô hình này, trong thời gian tới, Chương trình chống lao quốc gia sẽ có sự tiếp thu, chọn lọc, rút kinh nghiệm để nhân rộng trên toàn quốc.
Cũng theo Phó Giáo sư Nguyễn Viết Nhung, Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số 22 quốc gia chịu gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Hàng năm Việt Nam có gần 130.000 người mắc lao mới, trong đó có khoảng 5.100 người mắc lao đa kháng thuốc. Việt Nam cũng ghi nhận có 17.000 người chết vì bệnh lao mỗi năm.
Mục tiêu của Việt Nam tới năm 2020 giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người/100.000 người dân; giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người/100.000 người dân; khống chế số người mắc bệnh lao kháng đa thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện./.
Tiến sỹ, bác sỹ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chương trình Chăm sóc đúng. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Với những bệnh nhân lao, tư vấn viên giám sát chặt quá trình điều trị nhằm đảm bảo bệnh nhân tuân thủ tốt, không bỏ điều trị. Đồng thời, tư vấn viên cũng thực hiện tư vấn cho người nhà và những người có tiếp xúc với người mắc lao để được tầm soát, dự phòng bệnh từ sớm.
Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2015, quận Gò Vấp đã thực hiện tầm soát lao cho 107.770 người dân và phát hiện 40 người mắc lao trong cộng đồng, tăng hơn 10% so với số ca bệnh được phát hiện trong thời gian trước đó. Đặc biệt tỷ lệ bỏ điều trị đã giảm xuống gần bằng 0% so với trước đó là 7%.
Nhận thấy hiệu quả từ thí điểm Chương trình chăm sóc đúng, từ năm 2017, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhân rộng mô hình này ra thêm 6 quận, huyện gồm Quận 6, Quận 8, Quận 12, quận Tân Bình, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh. Ở giai đoạn này, ngoài mạng lưới tư vấn viên toàn thời gian, Chương trình phát triển thêm hệ thống cộng tác viên bán thời gian để tăng độ phủ cho chương trình.
Kết quả, sau 5 năm thực hiện Chương trình chăm sóc đúng, các tư vấn viên, cộng tác viên đã phát hiện thêm 1.703 bệnh nhân lao có vi khuẩn học trong cộng đồng. Số người mắc bệnh lao các thể được thu dung điều trị tại các quận cũng thêm 1.005 ca. Đặc biệt, nhờ mạng lưới tư vấn viên, cộng tác viên mà tỷ lệ bỏ điều trị, mất dấu bệnh nhân lao tại 7 quận, huyện chỉ còn dưới 2%.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Ngoài ra, Chương trình còn đưa bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và xe kỹ chụp X-quang lưu động xuống cộng đồng để thực hiện tầm soát lao cho người dân. Trong 2 năm qua, Chương trình đã tổ chức 132 buổi chụp X-quang lưu động tại 291 điểm, chụp X-quang miễn phí cho 40.944 người, xét nghiệm đờm cho 3.381 người và phát hiện 343 người mắc bệnh lao.
Đánh giá cao hiệu quả của Chương trình chăm sóc đúng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số bệnh nhân lao cao nhất cả nước, hàng năm đã phát hiện và đưa vào điều trị khoảng 15.000 bệnh nhân lao. Tuy nhiên tỷ lệ phát hiện mới chỉ đạt 60% tổng số trường hợp mắc lao trong cộng đồng.
Chính vì thế, Chương trình chăm sóc đúng đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát hiện người mắc lao trong cộng đồng cũng như bổ sung đáng kể những khiếm khuyết của Chương trình chống lao quốc gia. Từ mô hình này, trong thời gian tới, Chương trình chống lao quốc gia sẽ có sự tiếp thu, chọn lọc, rút kinh nghiệm để nhân rộng trên toàn quốc.
Cũng theo Phó Giáo sư Nguyễn Viết Nhung, Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số 22 quốc gia chịu gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Hàng năm Việt Nam có gần 130.000 người mắc lao mới, trong đó có khoảng 5.100 người mắc lao đa kháng thuốc. Việt Nam cũng ghi nhận có 17.000 người chết vì bệnh lao mỗi năm.
Tư vấn viên đến tận nhà người dân hướng dẫn, tư vấn cách tầm soát, phát hiện bệnh lao. Ảnh: TTXVN phát |
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN