Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, những năm gần đây, tình hình dịch tễ bệnh lao tại tỉnh có xu hướng giảm về số lượng mắc mới. Mỗi năm tỉnh phát hiện và tiếp nhận điều trị từ 120 đến 150 ca bệnh lao các thể (khoảng 0,04 - 0,05% dân số, tương ứng 38 - 44 ca/100.000 dân).
Ngày 1/2, các chuyên gia nghiên cứu bệnh lao tại trường Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đã công bố kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh viêm phổi do COVID-19 và bệnh lao.
Lao ở trẻ em không phải là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê của Chương trình chống lao quốc gia cứ 100 người mới được phát hiện mắc bệnh lao thì có khoảng 10 trẻ em. Trẻ nhỏ và những trường hợp bị suy dinh dưỡng hay suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc lao nhất. Cho đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Công tác phòng, chống lao trên địa bàn tỉnh miền núi biên giới Lạng Sơn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2021, tỷ lệ mắc lao toàn địa bàn là 86/100.000 dân, ở mức trung bình so với toàn quốc. “Cuộc chiến” với bệnh lao của tỉnh đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó phải kể đến những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao. Lao là bệnh lây nhiễm qua đường không khí và thực sự không có biên giới. Mỗi ngày trên thế giới có trên 4.100 người chết vì lao và mỗi năm có thêm 10 triệu người mắc bệnh lao.
Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh lao, căn bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn gây lao thường tồn tại lơ lửng trong không khí khi bắn ra từ bệnh nhân lao khi họ ho, hắt hơi, khạc đờm hoặc nói chuyện. Trẻ chỉ cần không may hít phải một lượng nhỏ những vi khuẩn này cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, kiểm soát lao vẫn là vấn đề quan trọng ưu tiên trên toàn thế giới. Năm 2017, thế giới có trên 10 triệu ca mắc mới, trong đó 10% là trẻ em. Việt Nam đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc kiểm soát dịch lao với tỷ lệ mắc mới giảm 34% trong vòng 17 năm qua, nhưng vẫn có 4.1% số ca mắc mới được chẩn đoán lao đa kháng thuốc. Trong năm 2019, 68% các trường hợp mắc lao ở Việt Nam được điều trị thành công; 32% điều trị không thành công, không theo dõi được và tử vong.
Trẻ em khi khi sinh ra đều được tiêm vaccine phòng bệnh lao, nhưng trên thực tế vẫn có một số trẻ em bị nhiễm bệnh, có thể do trẻ bị bỏ sót không tiêm chủng. Bệnh lao ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, động kinh, teo cơ, bại liệt, gù vẹo cột sống… ảnh hướng lớn đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Vì vậy, cần lưu ý phát hiện, chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em để điều trị kịp thời.
Kon Tum là tỉnh có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất ở khu vực Tây Nguyên, với khoảng 55%. Chính vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho người đồng bào dân tộc thiểu số luôn được ngành Y tế tỉnh đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong đó, việc vận động người dân là đồng bào dân tộc thiểu số khám, phát hiện và điều trị sớm bệnh lao được ngành Y tế tỉnh Kon Tum xem là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao và biết cách phòng tránh trong cộng đồng.
Chống Lao phải như phòng, chống COVID-19. Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia khi nói đến ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến công tác phòng, chống Lao trên thế giới nói chung, cũng như tại Việt Nam. Theo Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia, kể từ khi được công bố là "Đại dịch toàn cầu" bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO vào cuối tháng 1/2020, COVID-19 đã có tác động tiêu cực lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Với mục tiêu tăng tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao cao hơn 20% so với những năm trước và tăng tỷ lệ bệnh nhân lao được điều trị khỏi lên hơn 90%, đồng thời loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng vào năm 2030, trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, nhằm kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng, đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việt Nam đã cam kết chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Nhân Ngày thế giới phòng chống lao 24/3, phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết nhằm phản ánh những khó khăn, thách thức ở Việt Nam trong công tác phòng chống lao, cũng như các hành động cần thiết để tiến tới loại bỏ căn bệnh này trong xã hội.
Việt Nam đã cam kết chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Nhân Ngày thế giới phòng chống lao 24/3, phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết nhằm phản ánh những khó khăn, thách thức ở Việt Nam trong công tác phòng chống lao, cũng như các hành động cần thiết để tiến tới loại bỏ căn bệnh này trong xã hội.
Chiều 9/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chấm dứt bệnh Lao chủ trì cuộc họp của Ủy ban về công tác phòng, chống lao thời gian tới.
Trong 5 năm thực hiện Chương trình chăm sóc đúng, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm 1.703 người mắc bệnh lao trong cộng đồng, thu dung điều trị thêm 1.005 người bệnh tại các quận, huyện. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình chăm sóc đúng, do Hội Y tế công cộng phối hợp với Chương trình chống lao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.
Trong 3 ngày từ 26 - 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp cùng với Chương trình chống Lao quốc gia Việt Nam tổ chức Hội nghị tham vấn khung kế hoạch tiến tới thanh toán lao trẻ em ở các nước có gánh nặng bệnh lao cao khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tăng cường triển khai nhiều hoạt động phòng, chống bệnh lao cho người dân trên địa bàn, nhằm tăng tỷ lệ người dân được phát hiện bệnh lao sớm để điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ mức độ chữa khỏi...
Ngày 23/3, Bộ Y tế, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức sự kiện Hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống lao 24/3 với chủ đề “Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao”. Dịp này, Bộ Y tế cũng sơ kết 5 năm triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao và Phát động Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao vẫn là "kẻ giết người hàng đầu" trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 124.000 người mắc lao mới, số người chết do lao ước tính là 12.000 người…
Để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, tỉnh Gia Lai đang tăng cường công tác phòng, chống nhằm đẩy mạnh hoạt động phát hiện nguồn lây, duy trì tỷ lệ chữa khỏi cao hơn 90% với trên bệnh nhân lao.
Vẫn còn 20% người mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Đây cũng là những đối tượng có nguy cơ khiến bệnh lao tiếp tục lây lan ra cộng đồng, ảnh hưởng tới mục tiêu chỉ còn 20 người mắc bệnh lao/100.000 dân vào năm 2030.
Các nhà nghiên cứu ở Oxford và Birmingham (Anh) cho biết, họ có thể cô lập các chủng khác nhau của bệnh lao bằng cách sử dụng phương pháp giải trình tự bộ gene. Sự đột phá này có nghĩa là những bệnh nhân đáng phải chờ đợi hàng tháng để có được thuốc đúng cách có thể được chẩn đoán chỉ trong vài ngày - vì vậy họ có cơ hội phục hồi tốt hơn.