Đại diện 17 quốc gia trong khu vực đã thảo luận về các vấn đề tầm soát, phát hiện sớm, thuốc điều trị, sự phối hợp y tế công – tư, sự vào cuộc của hệ thống chính trị nhằm tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn đáng sợ hơn khi lây lan dễ dàng ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách. Năm 2017, 87% trường hợp mắc lao mới được phát hiện ở 30 quốc gia có gánh nặng cao, 2/3 trong số này đến từ các quốc gia thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Năm 2017 có một triệu trẻ em bị mắc lao, gần 650 trẻ em chết vì bệnh lao mỗi ngày, 80% trước khi đến sinh nhật lần thứ năm. Tổ chức Y tế thế giới cũng ước tính, có khoảng 9% các trường hợp mắc lao ở Việt Nam được tìm thấy ở trẻ em dưới 15 tuổi (khoảng 10.800 bệnh nhân) vào năm 2015.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia nhấn mạnh, bệnh lao ở trẻ em là một bệnh khó vì các triệu chứng lâm sàng ở trẻ em không rõ ràng, trẻ cũng chưa nhận thức được tình trạng bệnh lý của mình. Bên cạnh đó, số vi khuẩn ở trẻ em mắc lao ít. Ở thể lao gọi là lao sơ nhiễm tức là lao mới nhiễm vào, việc chẩn đoán cũng khó khăn. Do vậy, nếu chúng ta dựa vào cái bằng chứng là có vi khuẩn thì sẽ rất khó đối với trẻ em. Đặc biệt là đôi khi chính các thầy thuốc lãng quên, không nghĩ rằng có lao ở trẻ em.
“Bệnh lao ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, động kinh, teo cơ, bại liệt, gù vẹo cột sống... Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tương lai của trẻ”, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia thông tin.
Tại Việt Nam, hiện có 60% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với việc dành hơn 20% thu nhập của gia đình cho việc điều trị. Khác với bệnh khác, điều trị lao cần thời gian dài, ít nhất là sáu tháng, thậm chí đến hai năm nếu là lao kháng thuốc, có những bệnh nhân không kiên trì, không tuân thủ điều trị nên dễ tái phát. Do vậy, nguy cơ lây bệnh sang những người khác rất cao.
Để giải quyết bài toán thanh toán lao ở trẻ em, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung cho rằng, cần phối hợp với hệ thống mạng lưới bác sĩ nhi khoa, tất cả các phòng khám nhi khoa kể cả phòng khám tư nhân để các bệnh nhi được tiếp cận theo đúng phác đồ điều trị của Chương trình Chống lao Quốc gia.
Chương trình Chống lao Quốc gia đã cộng tác với Hội Nhi khoa và Bệnh viện Nhi Trung ương để các bệnh nhi được tiếp cận sớm, điều trị sớm khi phát hiện bệnh. Đơn vị Lao trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung ương hiện đang quản lý hơn 50 bệnh nhi và đã có những phương pháp điều trị sớm để tránh những biến chứng xảy ra…
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã đào tạo hơn 300 cán bộ y tế tại 9 tỉnh về nhi khoa, cũng như mở rộng can thiệp bệnh lao ở trẻ em dưới sự hợp tác của Bệnh viện Nhi Trung ương. Bộ Y tế cũng đã sửa đổi hướng dẫn về quản lý bệnh lao trẻ em vào giữa năm 2018 và được thực hiện trên toàn quốc. Việt Nam hỗ trợ các cơ sở y tế phát hiện sớm các trường hợp mắc lao, kể cả ở trẻ em và thanh thiếu niên và điều trị miễn phí cho tất cả các trường hợp được phát hiện.
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù trẻ khi sinh ra đều được tiêm vắc xin phòng bệnh lao, nhưng trên thực tế vẫn có một số trẻ em bị nhiễm bệnh, do bỏ sót không tiêm chủng hoặc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh. Vì vậy cần lưu ý phát hiện, chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em để điều trị kịp thời.
Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.
Bệnh lao ảnh hưởng chủ yếu đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường chịu những tác động nặng nề do mắc các bệnh như viêm màng não lao (gây mù, điếc, liệt hay tâm thần), mắc lao đa kháng thuốc (đòi hòi điều trị kéo dài, tốn kém với các tác dụng phụ do thuốc rất nặng) và cũng rất dễ tử vong…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn đáng sợ hơn khi lây lan dễ dàng ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách. Năm 2017, 87% trường hợp mắc lao mới được phát hiện ở 30 quốc gia có gánh nặng cao, 2/3 trong số này đến từ các quốc gia thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Năm 2017 có một triệu trẻ em bị mắc lao, gần 650 trẻ em chết vì bệnh lao mỗi ngày, 80% trước khi đến sinh nhật lần thứ năm. Tổ chức Y tế thế giới cũng ước tính, có khoảng 9% các trường hợp mắc lao ở Việt Nam được tìm thấy ở trẻ em dưới 15 tuổi (khoảng 10.800 bệnh nhân) vào năm 2015.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia nhấn mạnh, bệnh lao ở trẻ em là một bệnh khó vì các triệu chứng lâm sàng ở trẻ em không rõ ràng, trẻ cũng chưa nhận thức được tình trạng bệnh lý của mình. Bên cạnh đó, số vi khuẩn ở trẻ em mắc lao ít. Ở thể lao gọi là lao sơ nhiễm tức là lao mới nhiễm vào, việc chẩn đoán cũng khó khăn. Do vậy, nếu chúng ta dựa vào cái bằng chứng là có vi khuẩn thì sẽ rất khó đối với trẻ em. Đặc biệt là đôi khi chính các thầy thuốc lãng quên, không nghĩ rằng có lao ở trẻ em.
“Bệnh lao ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, động kinh, teo cơ, bại liệt, gù vẹo cột sống... Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tương lai của trẻ”, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia thông tin.
Tại Việt Nam, hiện có 60% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với việc dành hơn 20% thu nhập của gia đình cho việc điều trị. Khác với bệnh khác, điều trị lao cần thời gian dài, ít nhất là sáu tháng, thậm chí đến hai năm nếu là lao kháng thuốc, có những bệnh nhân không kiên trì, không tuân thủ điều trị nên dễ tái phát. Do vậy, nguy cơ lây bệnh sang những người khác rất cao.
Để giải quyết bài toán thanh toán lao ở trẻ em, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung cho rằng, cần phối hợp với hệ thống mạng lưới bác sĩ nhi khoa, tất cả các phòng khám nhi khoa kể cả phòng khám tư nhân để các bệnh nhi được tiếp cận theo đúng phác đồ điều trị của Chương trình Chống lao Quốc gia.
Chương trình Chống lao Quốc gia đã cộng tác với Hội Nhi khoa và Bệnh viện Nhi Trung ương để các bệnh nhi được tiếp cận sớm, điều trị sớm khi phát hiện bệnh. Đơn vị Lao trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung ương hiện đang quản lý hơn 50 bệnh nhi và đã có những phương pháp điều trị sớm để tránh những biến chứng xảy ra…
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã đào tạo hơn 300 cán bộ y tế tại 9 tỉnh về nhi khoa, cũng như mở rộng can thiệp bệnh lao ở trẻ em dưới sự hợp tác của Bệnh viện Nhi Trung ương. Bộ Y tế cũng đã sửa đổi hướng dẫn về quản lý bệnh lao trẻ em vào giữa năm 2018 và được thực hiện trên toàn quốc. Việt Nam hỗ trợ các cơ sở y tế phát hiện sớm các trường hợp mắc lao, kể cả ở trẻ em và thanh thiếu niên và điều trị miễn phí cho tất cả các trường hợp được phát hiện.
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù trẻ khi sinh ra đều được tiêm vắc xin phòng bệnh lao, nhưng trên thực tế vẫn có một số trẻ em bị nhiễm bệnh, do bỏ sót không tiêm chủng hoặc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh. Vì vậy cần lưu ý phát hiện, chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em để điều trị kịp thời.
Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.
Bệnh lao ảnh hưởng chủ yếu đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường chịu những tác động nặng nề do mắc các bệnh như viêm màng não lao (gây mù, điếc, liệt hay tâm thần), mắc lao đa kháng thuốc (đòi hòi điều trị kéo dài, tốn kém với các tác dụng phụ do thuốc rất nặng) và cũng rất dễ tử vong…
Bích Thủy