Tỉnh Gia Lai là địa phương có tỷ lệ mắc lao đứng thứ hai trong 5 tỉnh vùng Tây Nguyên. Giai đoạn 2013 – 2017, bình quân hàng năm, ngành y tế tỉnh Gia Lai phát hiện gần 700 bệnh nhân lao trong đó có khoảng trên 50% bệnh nhân lao có vi khuẩn trong đờm. Điều này phản ánh tình trạng nguồn lây trong cộng đồng còn nhiều, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bác sỹ Mai Minh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai cho biết: Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp, đủ thời gian. Ngược lại, bệnh có thể trở thành lao kháng thuốc, lao siêu kháng thuốc hoặc khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện sớm, không điều trị đúng phương pháp. Phòng chống lao là góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao sức khỏe của người dân trong tỉnh.
Hiện tại, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao các thể tại tỉnh Gia Lai là 45/100.000 người dân; tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB (+) mới đạt 82 %. Số người xét nghiệm đờm phát hiện bệnh lao trong dân số còn quá thấp so với chỉ tiêu của Bộ Y tế; vẫn còn hiện tượng bệnh nhân bỏ liệu trình điều trị, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, do đó dẫn đến xu hướng lao kháng thuốc có xu hướng ngày càng gia tăng.
Do trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; kiến thức về phòng chống lao của đồng bào còn hạn chế nên đa số các trường hợp mắc bệnh nặng mới đến bệnh viện điều trị. Bên cạnh đó, sự mặc cảm, chủ quan, không tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh và sự phân biệt, đối xử của cộng đồng. Đây là những thách thức không nhỏ đối với công tác phòng, chống lao trên cả nước nói chung và ở Gia Lai nói riêng.
Hiện tại, tỉnh Gia Lai có 8 bệnh viện, 17 trung tâm y tế, 100% xã phường, thị trấn có y tế hoạt động với gần 4.000 giường bệnh. Riêng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai có 19 tổ chống lao, 21 phòng xét nghiệm và 2 tổ chống lao khu vực đặc biệt, thực hiện xét nghiệm đờm định kỳ, phát hiện, chẩn đoán, tiếp nhận cấp thuốc điều trị.
Bà Huỳnh Nữ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh lao tỉnh Gia Lai cho biết: Để giảm thiểu bệnh nhân lao trên địa bàn, sắp tới tỉnh Gia Lai sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng và điều trị bệnh lao và lao kháng thuốc; ứng dụng tối ưu các thuốc và phác đồ điều trị mới và hiện hành. Theo đó, mục tiêu hoạt động đến năm 2020, tỉnh Gia Lai quyết tâm giảm tỷ lệ mắc lao mới xuống dưới 13 người/100.000 dân; giảm tỷ lệ chết do bệnh lao xuống dưới 10 người/100.000 dân; khống chế số người mắc bệnh lao kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
Bà Huỳnh Nữ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình phòng chống bệnh Lao tỉnh Gia Lai, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN. |
Bác sỹ Mai Minh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai cho biết: Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp, đủ thời gian. Ngược lại, bệnh có thể trở thành lao kháng thuốc, lao siêu kháng thuốc hoặc khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện sớm, không điều trị đúng phương pháp. Phòng chống lao là góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao sức khỏe của người dân trong tỉnh.
Hiện tại, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao các thể tại tỉnh Gia Lai là 45/100.000 người dân; tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB (+) mới đạt 82 %. Số người xét nghiệm đờm phát hiện bệnh lao trong dân số còn quá thấp so với chỉ tiêu của Bộ Y tế; vẫn còn hiện tượng bệnh nhân bỏ liệu trình điều trị, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, do đó dẫn đến xu hướng lao kháng thuốc có xu hướng ngày càng gia tăng.
Do trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; kiến thức về phòng chống lao của đồng bào còn hạn chế nên đa số các trường hợp mắc bệnh nặng mới đến bệnh viện điều trị. Bên cạnh đó, sự mặc cảm, chủ quan, không tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh và sự phân biệt, đối xử của cộng đồng. Đây là những thách thức không nhỏ đối với công tác phòng, chống lao trên cả nước nói chung và ở Gia Lai nói riêng.
Hiện tại, tỉnh Gia Lai có 8 bệnh viện, 17 trung tâm y tế, 100% xã phường, thị trấn có y tế hoạt động với gần 4.000 giường bệnh. Riêng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai có 19 tổ chống lao, 21 phòng xét nghiệm và 2 tổ chống lao khu vực đặc biệt, thực hiện xét nghiệm đờm định kỳ, phát hiện, chẩn đoán, tiếp nhận cấp thuốc điều trị.
Bà Huỳnh Nữ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh lao tỉnh Gia Lai cho biết: Để giảm thiểu bệnh nhân lao trên địa bàn, sắp tới tỉnh Gia Lai sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng và điều trị bệnh lao và lao kháng thuốc; ứng dụng tối ưu các thuốc và phác đồ điều trị mới và hiện hành. Theo đó, mục tiêu hoạt động đến năm 2020, tỉnh Gia Lai quyết tâm giảm tỷ lệ mắc lao mới xuống dưới 13 người/100.000 dân; giảm tỷ lệ chết do bệnh lao xuống dưới 10 người/100.000 dân; khống chế số người mắc bệnh lao kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
Hồng Điệp