Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, tình trạng cung cấp suất ăn công nghiệp và bếp ăn tập thể cho công nhân tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất lớn. Năm 2016, ở các khu chế xuất – khu công nghiệp có tổng cộng 4 vụ ngộ độc tập thể với 311 người bị ngộ độc. Do đó, Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố cùng với Ban quản lý các khu công nghiệp – khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) và Liên đoàn Lao động Thành phố thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm với các mục tiêu cụ thể: Kéo giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm so với năm 2016.
Bên cạnh đó, phấn đấu 100% bếp ăn tập thể tự tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% bếp ăn tập thể thuê nấu, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tự tổ chức vận hành hệ thống tự kiểm tra; 80% quản lý bếp, nhân viên tiếp xúc thực phẩm được cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ. “Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn cho công nhân thuộc trách nhiệm chính của Ban quản lý An toàn thực phẩm nhưng Ban không thể làm hiệu quả nếu không có sự giúp sức của các đơn vị liên quan như Hepza và Liên đoàn Lao động”, bà Phạm Khánh Phong Lan khẳng định.
Quy chế phối hợp nêu rõ, Ban quản lý An toàn thực phẩm sẽ trực tiếp đến các doanh nghiệp hướng dẫn thiết lập hệ thống tự kiểm tra bếp ăn, rà soát, thanh kiểm tra định kỳ; tạo điều kiện kết nối cung cầu, đưa thực phẩm sạch đến với các bếp ăn tập thể; đồng thời tổ chức diễn tập, hướng dẫn cách xử lý nếu có tình huống ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Bên cạnh đó, Ban quản lý An toàn thực phẩm đã gửi công ăn yêu cầu doanh nghiệp mua suất ăn sẵn phải giám sát, rà soát lại các điều kiện an toàn thực phẩm của nơi cung cấp, không đẩy toàn bộ trách nhiệm cho cơ sở cung cấp suất ăn. Cụ thể: Mới đây, hàng loạt công nhân Công ty TNHH Hung way đóng tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 có dấu hiệu khó chịu sau bữa cơm trưa.
Ban quản lý An toàn thực phẩm đã vào cuộc và phát hiện công ty này đặt mua suất ăn của Công ty Đỗ Gia Hưng nhưng công ty không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy chưa đủ điều kiện kết luận đây là một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nhưng Ban quản lý An toàn thực phẩm đã xử phạt "nặng" đối với cả hai doanh nghiệp.
Theo số liệu từ Ban quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, hiện Thành phố có 17 khu chế xuất – khu công nghiệp với 1.167 doanh nghiệp và 258.768 công nhân lao động; trong đó có 217 doanh nghiệp có bếp ăn tập thể, 364 doanh nghiệp nhận suất ăn sẵn và 424 doanh nghiệp hỗ trợ tiền cơm trực tiếp cho công nhân./.
Bên cạnh đó, phấn đấu 100% bếp ăn tập thể tự tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% bếp ăn tập thể thuê nấu, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tự tổ chức vận hành hệ thống tự kiểm tra; 80% quản lý bếp, nhân viên tiếp xúc thực phẩm được cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ. “Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn cho công nhân thuộc trách nhiệm chính của Ban quản lý An toàn thực phẩm nhưng Ban không thể làm hiệu quả nếu không có sự giúp sức của các đơn vị liên quan như Hepza và Liên đoàn Lao động”, bà Phạm Khánh Phong Lan khẳng định.
Chiều 17/8/2017, Ban An toàn Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất tổ chức ký kết đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho công nhân và nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn trong khu công nghiệp - khu chế xuất. Ảnh: Phương Vy-TTXVN |
Quy chế phối hợp nêu rõ, Ban quản lý An toàn thực phẩm sẽ trực tiếp đến các doanh nghiệp hướng dẫn thiết lập hệ thống tự kiểm tra bếp ăn, rà soát, thanh kiểm tra định kỳ; tạo điều kiện kết nối cung cầu, đưa thực phẩm sạch đến với các bếp ăn tập thể; đồng thời tổ chức diễn tập, hướng dẫn cách xử lý nếu có tình huống ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Bên cạnh đó, Ban quản lý An toàn thực phẩm đã gửi công ăn yêu cầu doanh nghiệp mua suất ăn sẵn phải giám sát, rà soát lại các điều kiện an toàn thực phẩm của nơi cung cấp, không đẩy toàn bộ trách nhiệm cho cơ sở cung cấp suất ăn. Cụ thể: Mới đây, hàng loạt công nhân Công ty TNHH Hung way đóng tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 có dấu hiệu khó chịu sau bữa cơm trưa.
Ban quản lý An toàn thực phẩm đã vào cuộc và phát hiện công ty này đặt mua suất ăn của Công ty Đỗ Gia Hưng nhưng công ty không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy chưa đủ điều kiện kết luận đây là một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nhưng Ban quản lý An toàn thực phẩm đã xử phạt "nặng" đối với cả hai doanh nghiệp.
Theo số liệu từ Ban quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, hiện Thành phố có 17 khu chế xuất – khu công nghiệp với 1.167 doanh nghiệp và 258.768 công nhân lao động; trong đó có 217 doanh nghiệp có bếp ăn tập thể, 364 doanh nghiệp nhận suất ăn sẵn và 424 doanh nghiệp hỗ trợ tiền cơm trực tiếp cho công nhân./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi