Cuộc gặp gỡ nhằm kết nối cộng đồng nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và vi mạch bán dẫn; trao đổi về nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, phát triển.
Chia sẻ về chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, ông Phạm Văn Xu, Trưởng Phòng Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thành phố hiện có 2 chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ mục tiêu, trong đó chương trình nghiên cứu công nghệ thông tin phục vụ đô thị thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV giai đoạn 2018 -2020 tập trung nghiên cứu xây dựng các nền tảng thử nghiệm mở, mô hình hệ thống dữ liệu mở cùng các công cụ phân tích, nghiên cứu phát triển các ứng dụng trên nền vạn vật kết nối IoT (Internet vạn vật), các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chương trình nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử nghiệm vi mạch và sản xuất sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng chip Việt giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025 tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công các vi mạch có khả năng hướng đến các sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng vi mạch Việt và giải pháp đi kèm cho các ứng dụng và thương mại hóa. Các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể được hỗ trợ để nghiên cứu, thực hiện và phát triển với chi phí lên đến 1 tỷ đồng.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” với nhiều mục tiêu và hoạt động theo từng giai đoạn nhằm phát triển ngành vi mạch, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.
Ngoài ra, thành phố còn tạo cơ chế, chính sách phù hợp và đột phá để xây dựng nền tảng công nghiệp vi mạch bán dẫn theo hướng lấy dịch vụ, công nghệ hiện đại làm trọng tâm, tập trung thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao trong và ngoài nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các đơn vị, nghiên cứu và ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển công nghệ vi mạch.
Bà Nhiêu Quốc Trân - Tổ trưởng Tổ Giải pháp công nghệ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển Công viên phần mềm Quang Trung cho biết: Nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế, từ năm 2016, Công viên phần mềm Quang Trung đã bắt đầu triển khai ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm trở thành một khu đô thị phần mềm thông minh, tiến đến một hình mẫu về đô thị thông minh đầu tiên của cả nước.
Trong đó, năm 2017, Công viên phần mềm Quang Trung đã ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường nhằm quản lý, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường, hệ thống đồng hồ nước thông minh để quản lý và giám sát các thông số, hệ thống thiết bị, các sự cố về cấp nước.
Từ tháng 7/2017, Công viên phần mềm Quang Trung triển khai hệ thống phần mềm quản lý chiếu sáng công cộng thông minh tại các tuyến đường nội khu, đảm bảo khả năng giám sát, điều khiển, vận hành toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng từ xa một cách tự động.
Tháng 1/2018, Công viên phần mềm Quang Trung tiếp tục triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh (Smart Traffic) tại một số tuyến đường nội khu.
Hệ thống quản lý giao thông thông minh ứng dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo và khai thác tối đa ứng dụng phân tích dữ liệu hình ảnh, kết nối được với số lượng lớn camera, đặc biệt là có thể sử dụng hệ thống camera an ninh có sẵn được lắp đặt trên các tuyến đường, giúp phát hiện và cảnh báo các vi phạm giao thông, báo động nhiều vi phạm, tai nạn giao thông cùng lúc.
Thời gian tới, Công viên phần mềm Quang Trung sẽ triển khai thí điểm văn phòng thông minh, hệ thống quản lý giao thông thông minh, hệ thống tưới tự động, hệ thống đo đếm dữ liệu điện kế từ xa…
Ở góc độ nhà khoa học, Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Phó Trưởng Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và thứ 3 trong các nước Đông Nam Á. 95% kim ngạch xuất khẩu điện tử Việt Nam là nhờ doanh nghiệp FDI, nhập khẩu 77% giá trị sản phẩm, tỷ lệ cung ứng các linh kiện điên tử nội địa rất thấp. Đây là cơ hội lớn để đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ thông tin và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Việc phát triển công nghiệp vi mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn nhằm giảm phụ thuộc linh kiện nước ngoài, tăng số lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn cũng phục vụ nhu cầu phát triển thành phố thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện có phòng thí nghiệm hệ thống vi mạch với sự thực hiện của các giảng viên, có mối liên hệ hợp tác với các trường đại học trên thế giới cũng như các kỹ sư làm việc tại các tập đoàn quốc tế.
Đại học Bách khoa đã chế tạo thành công chip thu tín hiệu truyền dẫn mặt đất công nghệ CMOS ứng dụng trong thiết kế ti vi và bộ thu truyền hình trong ti vi, đã làm chủ công nghệ vi mạch cao tần, hiện đang phát triển các chip thu phát thông tin vô tuyến.
Đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển vi mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường cho biết: Các doanh nghiệp cần chọn lựa loại vi mạch phù hợp để phát triển, như phù hợp với xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, có thị tường lớn, đặc thù với Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề về năng lượng, nông nghiệp, xã hội…Thành phố cần thực hiện kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực và đề ra các chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, phát triển vi mạch.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công ty hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như phát triển vi mạch. Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TMA Solutions chia sẻ: Công ty hiện có trên 2.000 kỹ sư, làm việc với 27 nước, có 4 văn phòng ở nước ngoài.
Cách đây 6 năm công ty thực hiện phần mềm tích hợp các công nghệ về bản đồ, dữ liệu để cung cấp thông tin về giao thông Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không cạnh tranh được nên hướng đến mô hình xây dựng ý tưởng gắn với hiệu quả kinh doanh; trong đó đi từ ý tưởng về công nghệ tiến tới nghiên cứu thị trường, thử nghiệm sản phẩm, xem xét phản hồi của thị trường và đầu tư phát triển sản phẩm...
Công ty đang nghiên cứu, tiến tới thành lập một dữ liệu về các chuyên gia Việt kiều trong từng lĩnh vực khoa học cụ thể để tiện theo dõi, liên hệ, hợp tác về chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, tư vấn và ứng dụng triển khai công nghệ, kết nối cộng đồng.
Công ty sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới giúp khách hàng triển khai công nghệ 4.0, phấn đấu thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm hàng đầu Đông Nam Á về phát triển công nghệ mới./.
Quang cảnh buổi Gặp gỡ, đối thoại giữa cộng đồng nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin và vi mạch bán dẫn. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Chia sẻ về chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, ông Phạm Văn Xu, Trưởng Phòng Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thành phố hiện có 2 chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ mục tiêu, trong đó chương trình nghiên cứu công nghệ thông tin phục vụ đô thị thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV giai đoạn 2018 -2020 tập trung nghiên cứu xây dựng các nền tảng thử nghiệm mở, mô hình hệ thống dữ liệu mở cùng các công cụ phân tích, nghiên cứu phát triển các ứng dụng trên nền vạn vật kết nối IoT (Internet vạn vật), các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chương trình nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử nghiệm vi mạch và sản xuất sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng chip Việt giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025 tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công các vi mạch có khả năng hướng đến các sản phẩm điện tử đầu cuối ứng dụng vi mạch Việt và giải pháp đi kèm cho các ứng dụng và thương mại hóa. Các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể được hỗ trợ để nghiên cứu, thực hiện và phát triển với chi phí lên đến 1 tỷ đồng.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” với nhiều mục tiêu và hoạt động theo từng giai đoạn nhằm phát triển ngành vi mạch, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.
Ngoài ra, thành phố còn tạo cơ chế, chính sách phù hợp và đột phá để xây dựng nền tảng công nghiệp vi mạch bán dẫn theo hướng lấy dịch vụ, công nghệ hiện đại làm trọng tâm, tập trung thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao trong và ngoài nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các đơn vị, nghiên cứu và ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển công nghệ vi mạch.
Bà Nhiêu Quốc Trân - Tổ trưởng Tổ Giải pháp công nghệ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển Công viên phần mềm Quang Trung cho biết: Nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế, từ năm 2016, Công viên phần mềm Quang Trung đã bắt đầu triển khai ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm trở thành một khu đô thị phần mềm thông minh, tiến đến một hình mẫu về đô thị thông minh đầu tiên của cả nước.
Ông Phạm Văn Xu, Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ về chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Trong đó, năm 2017, Công viên phần mềm Quang Trung đã ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường nhằm quản lý, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường, hệ thống đồng hồ nước thông minh để quản lý và giám sát các thông số, hệ thống thiết bị, các sự cố về cấp nước.
Từ tháng 7/2017, Công viên phần mềm Quang Trung triển khai hệ thống phần mềm quản lý chiếu sáng công cộng thông minh tại các tuyến đường nội khu, đảm bảo khả năng giám sát, điều khiển, vận hành toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng từ xa một cách tự động.
Tháng 1/2018, Công viên phần mềm Quang Trung tiếp tục triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh (Smart Traffic) tại một số tuyến đường nội khu.
Hệ thống quản lý giao thông thông minh ứng dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo và khai thác tối đa ứng dụng phân tích dữ liệu hình ảnh, kết nối được với số lượng lớn camera, đặc biệt là có thể sử dụng hệ thống camera an ninh có sẵn được lắp đặt trên các tuyến đường, giúp phát hiện và cảnh báo các vi phạm giao thông, báo động nhiều vi phạm, tai nạn giao thông cùng lúc.
Thời gian tới, Công viên phần mềm Quang Trung sẽ triển khai thí điểm văn phòng thông minh, hệ thống quản lý giao thông thông minh, hệ thống tưới tự động, hệ thống đo đếm dữ liệu điện kế từ xa…
Ở góc độ nhà khoa học, Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Phó Trưởng Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và thứ 3 trong các nước Đông Nam Á. 95% kim ngạch xuất khẩu điện tử Việt Nam là nhờ doanh nghiệp FDI, nhập khẩu 77% giá trị sản phẩm, tỷ lệ cung ứng các linh kiện điên tử nội địa rất thấp. Đây là cơ hội lớn để đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ thông tin và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Việc phát triển công nghiệp vi mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn nhằm giảm phụ thuộc linh kiện nước ngoài, tăng số lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn cũng phục vụ nhu cầu phát triển thành phố thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển Công viên phần mềm Quang Trung trình bày những ứng dụng khoa học công nghệ tại đơn vị. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Theo Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện có phòng thí nghiệm hệ thống vi mạch với sự thực hiện của các giảng viên, có mối liên hệ hợp tác với các trường đại học trên thế giới cũng như các kỹ sư làm việc tại các tập đoàn quốc tế.
Đại học Bách khoa đã chế tạo thành công chip thu tín hiệu truyền dẫn mặt đất công nghệ CMOS ứng dụng trong thiết kế ti vi và bộ thu truyền hình trong ti vi, đã làm chủ công nghệ vi mạch cao tần, hiện đang phát triển các chip thu phát thông tin vô tuyến.
Đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển vi mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Huỳnh Phú Minh Cường cho biết: Các doanh nghiệp cần chọn lựa loại vi mạch phù hợp để phát triển, như phù hợp với xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, có thị tường lớn, đặc thù với Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề về năng lượng, nông nghiệp, xã hội…Thành phố cần thực hiện kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực và đề ra các chính sách hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, phát triển vi mạch.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công ty hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như phát triển vi mạch. Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TMA Solutions chia sẻ: Công ty hiện có trên 2.000 kỹ sư, làm việc với 27 nước, có 4 văn phòng ở nước ngoài.
Cách đây 6 năm công ty thực hiện phần mềm tích hợp các công nghệ về bản đồ, dữ liệu để cung cấp thông tin về giao thông Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không cạnh tranh được nên hướng đến mô hình xây dựng ý tưởng gắn với hiệu quả kinh doanh; trong đó đi từ ý tưởng về công nghệ tiến tới nghiên cứu thị trường, thử nghiệm sản phẩm, xem xét phản hồi của thị trường và đầu tư phát triển sản phẩm...
Công ty đang nghiên cứu, tiến tới thành lập một dữ liệu về các chuyên gia Việt kiều trong từng lĩnh vực khoa học cụ thể để tiện theo dõi, liên hệ, hợp tác về chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, tư vấn và ứng dụng triển khai công nghệ, kết nối cộng đồng.
Công ty sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới giúp khách hàng triển khai công nghệ 4.0, phấn đấu thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm hàng đầu Đông Nam Á về phát triển công nghệ mới./.
Nguyễn Xuân Dự