Hài lòng nhưng vẫn phải đi hơn hai lần mới hoàn thành thủ tục hành chính
Năm 2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã phối hợp cùng Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) triển khai khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với công tác cung ứng dịch vụ hành chính công ở 145 đơn vị các cấp gồm 16 cơ quan cấp sở, ngành; 24 cơ quan hành chính cấp quận, huyện và 105 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn.
Nội dung khảo sát gồm thái độ của cán bộ, công chức trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính; chất lượng việc hướng dẫn công dân làm thủ tục; tổng số lần người dân, doanh nghiệp đi lại để hoàn thành thủ tục; chỉ số hài lòng chung về lần làm thủ tục hành chính. Với đơn vị cấp sở, ngành, UBND cấp quận, huyện của thành phố thì có thêm nội dung khảo sát tính minh bạch về tài chính.
Theo ông Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, từ ngày 6/6/2019-4/10/2019, các điều tra viên của RTA và các cán bộ Mặt trận xã (phường) đã hoàn thành 12.459 cuộc khảo sát độc lập đối với người dân, doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên, đại diện cho các trường hợp người dân, doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính công tại 145 đơn vị các cấp. Trong đó, 3.965 cuộc phỏng vấn người dân hoàn thành hồ sơ ở cấp sở, ngành của thành phố; 6.340 ở cấp quận, huyện và 2.154 cấp xã, phường, thị trấn.
Nhìn chung, người dân, doanh nghiệp có mức độ hài lòng tương đối cao đối với dịch vụ hành chính công tại các đơn vị được đánh giá, trong đó yếu tố công chức có thái độ tốt, có chuyên môn tốt được đánh giá cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy lý do người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng rất đa dạng và giữa các đơn vị là khác nhau, nhưng tập trung vào vấn đề thủ tục hành chính chưa rõ ràng, chưa tinh gọn.
Kết quả khảo sát cho thấy, người dân và doanh nghiệp phải đi lại trung bình không dưới hai lần để hoàn thành các thủ tục hành chính công tác các cơ quan cấp sở, ngành của thành phố và UBND cấp quận, huyện. Trong đó ở cơ quan có số lần đi lại trung bình nhiều nhất là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với 3 lần, Sở Tài nguyên và Môi trường là 2,9 lần, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc là 2,7 lần.
Số lần trung bình mà người dân phải đi lại để hoàn thành thủ tục hành chính cao nhất tại cơ quan UBND cấp quận, huyện là tại Quận 10 là 2,9 lần, huyện Hóc Môn và Quận 4 là 2,8 lần. Kết quả khảo sát tại 105 UBND cấp phường, xã, thị trấn có số lần trung bình mà người dân, tổ chức đi lại hoàn thành thủ tục hành chính cao nhất là tại Phường 3 (Quận 11) lên tới 7 lần; tại Phường 12 (Quận 3) là 6,55 lần.
Qua 3.965 cuộc phỏng vấn, có 25 trường hợp người dân, doanh nghiệp cho biết nộp tiền cho công chức mà không có phiếu thu (chiếm 0,6%) khi làm thủ tục hành chính tại cơ quan cấp sở, ngành; 51 trường hợp (chiếm 0,8%) khi làm thủ tục hành chính tại UBND cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố.
“Đây là nguồn tin tham khảo có giá trị để lãnh đạo UBND các cấp, lãnh đạo các sở, ngành có căn cứ để hoàn thiện chuẩn mực cán bộ, công chức làm công tác cung cấp dịch vụ công; rà soát lại các khâu nghiệp vụ trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của người dân và doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác phục vụ nhân dân trong thời gian tới”, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, khi đánh giá về kết quả khảo sát trong vấn đề này.
Sự hài lòng của người dân là điều kiện cho phát triển bền vững của thành phố
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, biểu dương sự tích cực, nỗ lực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đơn vị liên quan trong triển khai cuộc khảo sát, góp phần tích cực cho việc nâng cao hiệu quả chủ trương cải cách hành chính của thành phố.
“Thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển bền vững thì người dân, doanh nghiệp phải có sự hài lòng cao hơn với sự phục vụ của chúng ta dành cho người dân. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề người dân chưa hài lòng thể hiện qua kết quả khảo sát như thủ tục hành chính còn phức tạp, dài dòng, nâng cao ý thức phục vụ người dân và chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ làm công tác cung cấp dịch vụ công”, ông Trần Lưu Quang nhấn mạnh.
Ủng hộ chủ đề “Đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị” mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đề ra cho công tác khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với công tác cải cách hành chính năm 2020, ông Trần Lưu Quang đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục nâng cao tính chính xác, khách quan trong công tác khảo sát; đánh giá lại sự chuyển biến của cơ quan hành chính về những nội dung đã khảo sát năm 2019; đưa ra những mô hình, điển hình làm tốt công tác cải cách hành chính.
Bên cạnh đó, UBND các cấp, sở, ngành của thành phố cần nghiên cứu, giải quyết các ý kiến tham khảo từ người dân để nâng cao hiệu quả phục vụ trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo bà Tô Thị Bích Châu, với mục tiêu góp một tiếng nói phản biện, độc lập để giúp UBND thành phố nghiên cứu, giải quyết các tồn tại mà người dân phản ánh trong cung cấp dịch vụ công, năm 2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với công tác cải cách hành chính của thành phố, trong đó sẽ lựa chọn những vấn đề người dân quan tâm nhất.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố sẽ cùng đơn vị liên quan nghiên cứu cải tiến cách thức khảo sát, gắn thêm “văn hóa công sở” vào nội dung khảo sát, để đảm bảo tiếng nói của người dân, doanh nghiệp có tính khách quan, chính xác nhất, để nhân dân thành phố cùng đồng hành với công tác cải cách hành chính của thành phố, để niềm tin, sự hài lòng của người dân là thước đo chính xác hiệu quả làm việc của công chức Thành phố Hồ Chí Minh./.
Năm 2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã phối hợp cùng Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) triển khai khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với công tác cung ứng dịch vụ hành chính công ở 145 đơn vị các cấp gồm 16 cơ quan cấp sở, ngành; 24 cơ quan hành chính cấp quận, huyện và 105 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn.
Ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN |
Theo ông Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, từ ngày 6/6/2019-4/10/2019, các điều tra viên của RTA và các cán bộ Mặt trận xã (phường) đã hoàn thành 12.459 cuộc khảo sát độc lập đối với người dân, doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên, đại diện cho các trường hợp người dân, doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính công tại 145 đơn vị các cấp. Trong đó, 3.965 cuộc phỏng vấn người dân hoàn thành hồ sơ ở cấp sở, ngành của thành phố; 6.340 ở cấp quận, huyện và 2.154 cấp xã, phường, thị trấn.
Nhìn chung, người dân, doanh nghiệp có mức độ hài lòng tương đối cao đối với dịch vụ hành chính công tại các đơn vị được đánh giá, trong đó yếu tố công chức có thái độ tốt, có chuyên môn tốt được đánh giá cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy lý do người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng rất đa dạng và giữa các đơn vị là khác nhau, nhưng tập trung vào vấn đề thủ tục hành chính chưa rõ ràng, chưa tinh gọn.
Kết quả khảo sát cho thấy, người dân và doanh nghiệp phải đi lại trung bình không dưới hai lần để hoàn thành các thủ tục hành chính công tác các cơ quan cấp sở, ngành của thành phố và UBND cấp quận, huyện. Trong đó ở cơ quan có số lần đi lại trung bình nhiều nhất là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với 3 lần, Sở Tài nguyên và Môi trường là 2,9 lần, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc là 2,7 lần.
Ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM tặng bằng khen của UBMTTQ Việt Nam Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2019. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN |
Số lần trung bình mà người dân phải đi lại để hoàn thành thủ tục hành chính cao nhất tại cơ quan UBND cấp quận, huyện là tại Quận 10 là 2,9 lần, huyện Hóc Môn và Quận 4 là 2,8 lần. Kết quả khảo sát tại 105 UBND cấp phường, xã, thị trấn có số lần trung bình mà người dân, tổ chức đi lại hoàn thành thủ tục hành chính cao nhất là tại Phường 3 (Quận 11) lên tới 7 lần; tại Phường 12 (Quận 3) là 6,55 lần.
Qua 3.965 cuộc phỏng vấn, có 25 trường hợp người dân, doanh nghiệp cho biết nộp tiền cho công chức mà không có phiếu thu (chiếm 0,6%) khi làm thủ tục hành chính tại cơ quan cấp sở, ngành; 51 trường hợp (chiếm 0,8%) khi làm thủ tục hành chính tại UBND cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố.
“Đây là nguồn tin tham khảo có giá trị để lãnh đạo UBND các cấp, lãnh đạo các sở, ngành có căn cứ để hoàn thiện chuẩn mực cán bộ, công chức làm công tác cung cấp dịch vụ công; rà soát lại các khâu nghiệp vụ trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của người dân và doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác phục vụ nhân dân trong thời gian tới”, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, khi đánh giá về kết quả khảo sát trong vấn đề này.
Sự hài lòng của người dân là điều kiện cho phát triển bền vững của thành phố
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, biểu dương sự tích cực, nỗ lực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đơn vị liên quan trong triển khai cuộc khảo sát, góp phần tích cực cho việc nâng cao hiệu quả chủ trương cải cách hành chính của thành phố.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tặng Bằng khen của UBMTTQ Việt Nam Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2019. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN |
“Thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển bền vững thì người dân, doanh nghiệp phải có sự hài lòng cao hơn với sự phục vụ của chúng ta dành cho người dân. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề người dân chưa hài lòng thể hiện qua kết quả khảo sát như thủ tục hành chính còn phức tạp, dài dòng, nâng cao ý thức phục vụ người dân và chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ làm công tác cung cấp dịch vụ công”, ông Trần Lưu Quang nhấn mạnh.
Ủng hộ chủ đề “Đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị” mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đề ra cho công tác khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với công tác cải cách hành chính năm 2020, ông Trần Lưu Quang đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục nâng cao tính chính xác, khách quan trong công tác khảo sát; đánh giá lại sự chuyển biến của cơ quan hành chính về những nội dung đã khảo sát năm 2019; đưa ra những mô hình, điển hình làm tốt công tác cải cách hành chính.
Bên cạnh đó, UBND các cấp, sở, ngành của thành phố cần nghiên cứu, giải quyết các ý kiến tham khảo từ người dân để nâng cao hiệu quả phục vụ trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo bà Tô Thị Bích Châu, với mục tiêu góp một tiếng nói phản biện, độc lập để giúp UBND thành phố nghiên cứu, giải quyết các tồn tại mà người dân phản ánh trong cung cấp dịch vụ công, năm 2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với công tác cải cách hành chính của thành phố, trong đó sẽ lựa chọn những vấn đề người dân quan tâm nhất.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và ông Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tặng Bằng khen của UBMTTQ Việt Nam Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2019. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN |
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố sẽ cùng đơn vị liên quan nghiên cứu cải tiến cách thức khảo sát, gắn thêm “văn hóa công sở” vào nội dung khảo sát, để đảm bảo tiếng nói của người dân, doanh nghiệp có tính khách quan, chính xác nhất, để nhân dân thành phố cùng đồng hành với công tác cải cách hành chính của thành phố, để niềm tin, sự hài lòng của người dân là thước đo chính xác hiệu quả làm việc của công chức Thành phố Hồ Chí Minh./.
Xuân Khu
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN