Thời gian qua, các địa phương vùng cao của Quảng Ngãi đã không ngừng nỗ lực cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, tạo sự hài lòng trong phục vụ người dân, doanh nghiệp và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.
Các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Là một huyện miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã chủ động xây dựng lộ trình phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân.
Ngày 15/2, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 53/TB-VPCP kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ bảy ngày 2/2/2024.
Ngày 27/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX); cải thiện và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); duy trì và cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) để Lào Cai lọt top 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
Ngày 5/10, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 13 (chuyên đề) để thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Sáng 9/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp Phiên thứ Nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.
“Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, cải cách thủ tục hành chính, công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới của ngành”, yêu cầu trên được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đặt ra với các đơn vị trong toàn ngành.
Qua 8 năm triển khai, các nhiệm vụ của Đề án 896 đã hoàn thành, quá trình triển khai thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn nổi bật, nhất là nhiệm vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nhiệm vụ rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân.
Chiều 20/1, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố, các sở, ban, ngành (DDCI) năm 2020. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, cùng hơn 60 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tinh giản biên chế gắn với đẩy mạnh phân cấp ủy quyền là nội dung quan trọng trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền hành chính công; trong đó, tập trung vào nhóm giải pháp tinh giản biên chế gắn với đẩy mạnh phân cấp ủy quyền, đặc biệt là khi Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội thông qua.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, với nhiều sáng kiến, giải pháp cải cách mới được áp dụng; đổi mới cơ chế, chính sách, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; sắp xếp và kiện toàn tổ chức các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái đã phát huy hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn; từng bước tạo đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngoài việc thực hiện những quy định chung, áp dụng trong cả nước như cho học sinh, sinh viên nghỉ học, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng…, căn cứ vào đặc thù riêng, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong đó, chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để tránh tập trung đông người.
Ngày 11/3, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lắng nghe ý kiến người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 03/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 và triển khai kế hoạch thực hiện năm 2020.
Để thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, kém phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và cả nước, Lai Châu đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân. Cùng với đó, tỉnh triển khi nhiều biện pháp tạo dấu ấn đột phá trong công tác cải cách hành chính, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Nền hành chính tinh gọn, hiệu quả sẽ tạo ra môi trường phục vụ, đầu tư, kinh doanh thông thoáng, đem lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp. Đây vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện.
Nếu cải cách hành chính được thực hiện ở các khâu mà không tập trung vào tinh giản bộ máy hành chính thì các kết quả đạt được chỉ mang tính bề nổi, cải cách sẽ không được triệt để, không mang lại kết quả bền vững. Chính vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng vấn đề tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, giảm sự chồng chéo, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý công việc hàng ngày.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính được Thành phố Hồ Chí Minh xác định là khâu đột phá, cơ sở xây dựng chính quyền điện tử, tiến đến xây dựng và triển khai đề án đô thị thông minh. Trên cơ sở đó, thành phố đã công bố khung kiến trúc chính quyền điện tử, xây dựng hạ tầng mạng công nghệ thông tin và tăng cường an ninh thông tin nhằm phục đem đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Đi công tác dài ngày nên chỉ với điện thoại kết nối mạng và giấy tờ nhà đất đã được sao chụp từ trước, anh Nguyễn Tấn Đức, ngụ Phước Long B (Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh) vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố để đăng ký giấy phép xây dựng nhà. Hồ sơ của anh hợp lệ, sau 15 ngày có kết quả và tiến hành xây dựng theo quy định, tiết kiệm được thời gian đi lại mà vẫn đảm bảo công việc của cơ quan.
Cải cách hành chính là một trong 7 chương trình đột phá mà Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X đề ra cho giai đoạn 2015 - 2020 với 5 mục tiêu gồm: Cải cách hành chính đồng bộ với thực hiện Nghị quyết và nguyên tắc của Đảng; đẩy mạnh cải cách hành chính; cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức viên chức; hiện đại hóa hành chính; cải thiện chỉ số cải cách hành chính.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2019 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 18/7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, thời gian qua hoạt động cải cách hành chính trên địa bàn thành phố diễn ra sâu rộng.
Ngày 3/11, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố đăng ký đợt thi đua cao điểm của Khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội thành phố về các giải pháp, sáng kiến cải cách hành chính trong Đảng (từ tháng 11/2018 - tháng 1/2019).
Chiều 02/10, tại hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết thực hiện công tác cải cách hành chính 9 tháng năm 2018 của thành phố, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Vẫn còn tình trạng người đứng đầu một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến cải cách hành chính, thủ trưởng đơn vị ngại tiếp dân, không quan tâm đến bức xúc của dân, đến đoàn kết nội bộ cũng như không quan tâm, không xử lý sai phạm; bản thân người đứng đầu không biết, không dám ký mà giao cho cấp phó ký văn bản xin lỗi dân vì giải quyết hồ sơ trễ hẹn.
Xây dựng chế độ tiền lương mới trong khu vực công, thực hiện từ năm 2021, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là mục tiêu của Đề án cải cách chính sách tiền lương, sẽ trình Hội nghị Trung ương 7 tới đây.