Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, có nhiều người đứng đầu không quan tâm đến hoạt động cải tiến, sửa đổi quy trình xử lý thủ tục hành chính cũng như không nắm và kiểm soát được quy trình công tác của cấp dưới. Trên thực tế có nhiều cán bộ, công chức lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sơ hở của cấp trên để trục lợi, tham mưu, đề xuất sai quy định của Nhà nước, thậm chí chấp nhận buông việc.
Trong khi đó, vẫn còn tình trạng người dân quen "lót tay", chạy chọt, xin xỏ. Ông Tuyến cho rằng, muốn giải quyết được vấn nạn này, cần phải đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tiếp xúc giữa người dân với chính quyền, chính quyền với doanh nghiệp.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến, thành phố phải đẩy nhanh triển khai dịch vụ công trực tuyến để giải quyết lượng công việc rất lớn - trung bình mỗi năm thành phố phải giải quyết tới 14 triệu hồ sơ.
Kết quả đáng ghi nhận khi tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 99,6%. Tuy hồ sơ trễ hẹn chiếm tỷ lệ thấp nhưng số lượng hồ sơ tuyệt đối lại cao với 20.424 hồ sơ cấp quận huyện và 490 hồ sơ cấp phường, xã, khiến người dân còn cảm thấy phiền hà, bức xúc. Điều này cũng phản ánh, công chức thành phố chưa làm tốt trách nhiệm với người dân.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho hay, thành phố cũng đã công bố thủ tục hành chính đúng quy định và đề xuất cơ quan Trung ương giảm một số quy trình, bỏ một số thủ tục. Một số dịch vụ công trực tuyến mà thành phố áp dụng đã được Chính phủ đánh giá cao như cơ chế 1 cửa cấp phép xây dựng, đăng ký trực tuyến và liên thông các sở, ngành.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của cán bộ, công chức cũng như nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, từ đầu năm 2018, Sở đã triển khai mô hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng hiện đại.
Khách hàng đến Sở Công Thương sẽ được bộ phận bảo vệ hướng dẫn đến khu vực chờ giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp đó, bộ phận tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào số thứ tự của khách hàng sẽ chủ động đến khu vực chờ để hỗ trợ, tiếp nhận hồ sơ, in biên nhận và đến khu vực chờ gửi lại cho khách hàng.
Về công việc sắp tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến cho biết, thành phố yêu cầu các sở, ngành kê khai những việc sẽ làm; tổ chức kiểm tra người đứng đầu; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố đánh giá sự hài lòng của người dân.
Bên cạnh đó, sơ kết việc thực hiện tổ chức xin lỗi người dân và doanh nghiệp khi hồ sơ trễ hẹn, sơ kết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, cấp quận, huyện và cấp thành phố; đồng thời, phối hợp với Bưu điện thành phố và Bưu điện Việt Nam sơ kết công tác thực hiện các dịch vụ công trực tuyến./.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến (đứng) phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Trong khi đó, vẫn còn tình trạng người dân quen "lót tay", chạy chọt, xin xỏ. Ông Tuyến cho rằng, muốn giải quyết được vấn nạn này, cần phải đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tiếp xúc giữa người dân với chính quyền, chính quyền với doanh nghiệp.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến, thành phố phải đẩy nhanh triển khai dịch vụ công trực tuyến để giải quyết lượng công việc rất lớn - trung bình mỗi năm thành phố phải giải quyết tới 14 triệu hồ sơ.
Kết quả đáng ghi nhận khi tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 99,6%. Tuy hồ sơ trễ hẹn chiếm tỷ lệ thấp nhưng số lượng hồ sơ tuyệt đối lại cao với 20.424 hồ sơ cấp quận huyện và 490 hồ sơ cấp phường, xã, khiến người dân còn cảm thấy phiền hà, bức xúc. Điều này cũng phản ánh, công chức thành phố chưa làm tốt trách nhiệm với người dân.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho hay, thành phố cũng đã công bố thủ tục hành chính đúng quy định và đề xuất cơ quan Trung ương giảm một số quy trình, bỏ một số thủ tục. Một số dịch vụ công trực tuyến mà thành phố áp dụng đã được Chính phủ đánh giá cao như cơ chế 1 cửa cấp phép xây dựng, đăng ký trực tuyến và liên thông các sở, ngành.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của cán bộ, công chức cũng như nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, từ đầu năm 2018, Sở đã triển khai mô hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng hiện đại.
Đại biểu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Khách hàng đến Sở Công Thương sẽ được bộ phận bảo vệ hướng dẫn đến khu vực chờ giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp đó, bộ phận tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào số thứ tự của khách hàng sẽ chủ động đến khu vực chờ để hỗ trợ, tiếp nhận hồ sơ, in biên nhận và đến khu vực chờ gửi lại cho khách hàng.
Về công việc sắp tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến cho biết, thành phố yêu cầu các sở, ngành kê khai những việc sẽ làm; tổ chức kiểm tra người đứng đầu; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố đánh giá sự hài lòng của người dân.
Bên cạnh đó, sơ kết việc thực hiện tổ chức xin lỗi người dân và doanh nghiệp khi hồ sơ trễ hẹn, sơ kết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, cấp quận, huyện và cấp thành phố; đồng thời, phối hợp với Bưu điện thành phố và Bưu điện Việt Nam sơ kết công tác thực hiện các dịch vụ công trực tuyến./.
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN