Bài cuối: Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả công việc
Từ sự sụt giảm cạnh tranh
Tháng 3/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố về Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 10/63, điểm số tăng 0,15 điểm so với năm 2017 từ 65,19 thành 65,34 điểm. Trong 10 chỉ số thành phần của PCI thành phố năm 2018 có tới 6 chỉ số giảm điểm gồm: Chỉ số gia nhập thị trường (giảm 0,13 điểm), chỉ số tiếp cận đất đai (giảm 0,68 điểm), chỉ số chi phí thời gian (giảm 0,06 điểm), chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 0,18 điểm), chỉ số đào tạo lao động (giảm 0,29 điểm), chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (giảm 0,03 điểm).
Trong khi đó, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cấp tỉnh năm 2018 của thành phố cũng có 3 chỉ số giảm điểm là tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân và cung ứng dịch vụ công. Thành phố nằm trong nhóm 16 tỉnh, thành đạt điểm thấp nhất. Thậm chí một số chỉ số mặc dù có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ so với năm 2017 như chỉ số “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự không hài lòng với chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của thành phố năm 2018 khi bị tụt 2 hạng so với năm trước, chỉ đứng thứ 10/63 tỉnh thành. Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của thành phố vẫn đứng 19/63, công tác cải cách bộ máy đứng 36/63, chỉ số đánh giá tác động cải cách hành chính đến sự hài lòng của người dân, tổ chức đứng thứ 60/63 tỉnh, thành.
Tỷ lệ hài lòng chung về cải cách hành chính của toàn thành phố đạt trên 82% nhưng chỉ số hài lòng về thủ tục đất đai, xây dựng và đầu tư đạt tỷ lệ thấp. Do đó, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, khi đánh giá kết quả hài lòng trong 6 tháng cuối năm 2019 thì thành phố cần bóc tách 3 lĩnh vực này, để có giám sát, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân dẫn đến việc nhiều chỉ số cạnh tranh hành chính bị giảm điểm là do việc báo cáo định kỳ chậm, một số nhiệm vụ quá hạn nhưng chưa hoàn thành, tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử hoặc Cổng dịch vụ công còn chậm.
Một số sở, ngành, quận, huyện còn có hồ sơ trễ hạn, đáng chú ý có nhiều phòng chuyên môn thuộc sở, ngành cơ cấu không hợp lý, số lượng lãnh đạo cấp phòng bằng và nhiều hơn công chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Vẫn còn đơn vị sự nghiệp chưa xây dựng đề án vị trí việc làm, tại thành phố có cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan nhà nước bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Cùng với đó là việc giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương chưa cao…
Nỗ lực cải thiện năng lực hành chính công
Trước tình hình đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định cải cách hành chính là công việc trọng tâm, quan tâm chỉ đạo điều hành, tập trung, xuyên suốt từ sở, ban, ngành, UBND quận, huyện đến phường, xã, thị trấn để hỗ trợ cho các giải pháp cải thiện điểm số của chỉ số PAPI cũng như chỉ số PCI.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tạo đột phá trong cải cách hành chính, thành phố cũng cần quan tâm tới việc triển khai ghi nhận sự hài lòng của người dân, không chỉ với 6 loại thủ tục hiện đang được thí điểm đánh giá mà phấn đấu đến tháng 6/2020, hơn 100 thủ tục ở quận huyện, phường, xã, thị trấn phải được chuẩn hóa. Đây là cơ sở để đánh giá cán bộ ở tất cả các khâu trong giải quyết hồ sơ hành chính.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các thủ trưởng các đơn vị, sở ngành, quận huyện đánh giá hiệu quả thực hiện ủy quyền 85 đầu việc, Sở Nội vụ khẩn trương nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố phương pháp đánh giá tăng thu nhập gắn liền với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thống nhất, công bằng trong triển khai thực hiện. Đồng thời, Văn phòng UBND thành phố chủ trì, tham mưu UBND thành phố ban hành quy chế hoạt động của “Phòng họp không giấy”, ứng dụng “Giao việc - nhắc việc thông minh”, rà soát hệ thống mạng hiện đang sử dụng để tiến tới nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng, đảm bảo đồng bộ. Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố đăng ký Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thí điểm xây dựng đề án số hóa.
Để nâng cao môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh các cấp thành phố, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh “hiến kế” nhóm giải pháp gồm nâng cao chỉ số gia nhập thị trường, chi phí thời gian, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an toàn trật tự, chỉ số đào tạo lao động.
Theo đề xuất nói trên, các sở, ban, ngành, UBND 24 quận, huyện chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận huyện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời gian tới, thành phố tập trung hơn nữa vào chỉ số giảm, đặc biệt 2 chỉ số giảm nhiều nhất là chỉ số về đất đai và chỉ số về lao động.
Cũng theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo để UBND thành phố chỉ đạo các sở ngành, phân tích, bóc tách những vấn đề cụ thể liên quan đến từng đơn vị về chỉ số PCI. Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp báo cáo UBND thành phố để ban hành chỉ thị áp dụng những việc cụ thể trên toàn địa bàn thành phố nhằm cải tiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trên toàn địa bàn.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong công tác cải cách hành chính, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính các cấp, đẩy mạnh công tác khảo sát sự hài lòng của người dân doanh nghiệp đối với phục vụ cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố; đồng thời khắc phục tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, rà soát các thủ tục hành chính đang là rào cản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, kéo giảm tỷ lệ trễ hạn trong giải quyết hồ sơ, nghiêm túc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hạn.
Với sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang kỳ vọng cải cách hành chính sẽ tạo bước đột phá, không chỉ giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra mà còn tạo động lực và môi trường sống, môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, xứng tầm với truyền thống năng động, sáng tạo cũng như vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. (Tiếp theo và hết).
Từ sự sụt giảm cạnh tranh
Tháng 3/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố về Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 10/63, điểm số tăng 0,15 điểm so với năm 2017 từ 65,19 thành 65,34 điểm. Trong 10 chỉ số thành phần của PCI thành phố năm 2018 có tới 6 chỉ số giảm điểm gồm: Chỉ số gia nhập thị trường (giảm 0,13 điểm), chỉ số tiếp cận đất đai (giảm 0,68 điểm), chỉ số chi phí thời gian (giảm 0,06 điểm), chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 0,18 điểm), chỉ số đào tạo lao động (giảm 0,29 điểm), chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (giảm 0,03 điểm).
Bảng đồ đo lường kết quả đánh giá hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước bằng hệ thống máy tính tự động tại UBND Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: An Hiếu |
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự không hài lòng với chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của thành phố năm 2018 khi bị tụt 2 hạng so với năm trước, chỉ đứng thứ 10/63 tỉnh thành. Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của thành phố vẫn đứng 19/63, công tác cải cách bộ máy đứng 36/63, chỉ số đánh giá tác động cải cách hành chính đến sự hài lòng của người dân, tổ chức đứng thứ 60/63 tỉnh, thành.
Tỷ lệ hài lòng chung về cải cách hành chính của toàn thành phố đạt trên 82% nhưng chỉ số hài lòng về thủ tục đất đai, xây dựng và đầu tư đạt tỷ lệ thấp. Do đó, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, khi đánh giá kết quả hài lòng trong 6 tháng cuối năm 2019 thì thành phố cần bóc tách 3 lĩnh vực này, để có giám sát, nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân dẫn đến việc nhiều chỉ số cạnh tranh hành chính bị giảm điểm là do việc báo cáo định kỳ chậm, một số nhiệm vụ quá hạn nhưng chưa hoàn thành, tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử hoặc Cổng dịch vụ công còn chậm.
Một số sở, ngành, quận, huyện còn có hồ sơ trễ hạn, đáng chú ý có nhiều phòng chuyên môn thuộc sở, ngành cơ cấu không hợp lý, số lượng lãnh đạo cấp phòng bằng và nhiều hơn công chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Vẫn còn đơn vị sự nghiệp chưa xây dựng đề án vị trí việc làm, tại thành phố có cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan nhà nước bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Cùng với đó là việc giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương chưa cao…
Nỗ lực cải thiện năng lực hành chính công
Trước tình hình đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định cải cách hành chính là công việc trọng tâm, quan tâm chỉ đạo điều hành, tập trung, xuyên suốt từ sở, ban, ngành, UBND quận, huyện đến phường, xã, thị trấn để hỗ trợ cho các giải pháp cải thiện điểm số của chỉ số PAPI cũng như chỉ số PCI.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tạo đột phá trong cải cách hành chính, thành phố cũng cần quan tâm tới việc triển khai ghi nhận sự hài lòng của người dân, không chỉ với 6 loại thủ tục hiện đang được thí điểm đánh giá mà phấn đấu đến tháng 6/2020, hơn 100 thủ tục ở quận huyện, phường, xã, thị trấn phải được chuẩn hóa. Đây là cơ sở để đánh giá cán bộ ở tất cả các khâu trong giải quyết hồ sơ hành chính.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các thủ trưởng các đơn vị, sở ngành, quận huyện đánh giá hiệu quả thực hiện ủy quyền 85 đầu việc, Sở Nội vụ khẩn trương nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố phương pháp đánh giá tăng thu nhập gắn liền với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thống nhất, công bằng trong triển khai thực hiện. Đồng thời, Văn phòng UBND thành phố chủ trì, tham mưu UBND thành phố ban hành quy chế hoạt động của “Phòng họp không giấy”, ứng dụng “Giao việc - nhắc việc thông minh”, rà soát hệ thống mạng hiện đang sử dụng để tiến tới nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng, đảm bảo đồng bộ. Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố đăng ký Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thí điểm xây dựng đề án số hóa.
Để nâng cao môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh các cấp thành phố, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh “hiến kế” nhóm giải pháp gồm nâng cao chỉ số gia nhập thị trường, chi phí thời gian, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an toàn trật tự, chỉ số đào tạo lao động.
Theo đề xuất nói trên, các sở, ban, ngành, UBND 24 quận, huyện chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận huyện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời gian tới, thành phố tập trung hơn nữa vào chỉ số giảm, đặc biệt 2 chỉ số giảm nhiều nhất là chỉ số về đất đai và chỉ số về lao động.
Cũng theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo để UBND thành phố chỉ đạo các sở ngành, phân tích, bóc tách những vấn đề cụ thể liên quan đến từng đơn vị về chỉ số PCI. Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp báo cáo UBND thành phố để ban hành chỉ thị áp dụng những việc cụ thể trên toàn địa bàn thành phố nhằm cải tiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trên toàn địa bàn.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong công tác cải cách hành chính, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính các cấp, đẩy mạnh công tác khảo sát sự hài lòng của người dân doanh nghiệp đối với phục vụ cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố; đồng thời khắc phục tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, rà soát các thủ tục hành chính đang là rào cản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, kéo giảm tỷ lệ trễ hạn trong giải quyết hồ sơ, nghiêm túc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hạn.
Với sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang kỳ vọng cải cách hành chính sẽ tạo bước đột phá, không chỉ giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra mà còn tạo động lực và môi trường sống, môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, xứng tầm với truyền thống năng động, sáng tạo cũng như vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. (Tiếp theo và hết).
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN