Theo PGS. TS Trần Ngọc Đảm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng tượng tái tạo – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện chúng ta vẫn thường bảo quản nông sản, thực phẩm dựa vào ướp hóa chất, làm lạnh, hút chân không, tia bức xạ… Việc này rất tốn kém, hiệu quả không cao và chủ yếu áp dụng khâu cuối của quá trình đóng gói, bảo quản.
Muốn đảm bảo chất lượng nông sản, cần điều khiển các yếu tố tác động xấu đến chất lượng. Hiện nay, công nghệ plasma (oxy hóa bậc cao) là phương pháp hiện đại đang dần được ứng dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp tiêu diệt và ức chế đáng kể sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, giúp sản phẩm không đổi màu, thành phần và đảm bảo chất lượng…
Hiện tổng lượng rau củ quả và trái cây của thế giới ước tính khoảng 486 và 392 triệu tấn; trong đó, khoảng 30 – 40% sản lượng rau quả tại các nước đang phát triển bị hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng, do không có phương pháp bảo quản hiệu quả.
Nhiều đại biểu cho rằng, ngành sản xuất rau quả Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng vấn đề bảo quản cũng như chế biến sau thu hoạch chưa được chú trọng khiến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Theo bà Trần Thị Ngọc Lan, Công ty TNHH Sinh Hóa Môi trường Bình Lan, chúng ta xuất khẩu nông sản vẫn còn rất nhỏ so với tiềm năng do xúc tiến thương mại không tốt, hạn chế về bảo quản, canh tác (nhà nông chưa quen với sản phẩm hữu cơ, dùng quá nhiều chất bảo vệ thực vật và chất bảo quản…), giá thành vẫn cao so với khu vực do giá vật tư nông nghiệp quá cao, chi phí vận chuyển lớn… Nhà nông vẫn là những người thiệt thòi nhất.
Để khắc phục tình trạng trên, bà Dương Thị Ngọc Diệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đi liền với sử dụng và xuất khẩu tươi, các sản phẩm chế biến từ rau quả cần phát triển đồng bộ, nhằm tối đa hóa giá trị của nguồn lợi nông sản.
Bản chất của nguyên liệu và các quá trình biến đổi của nguyên liệu rau quả cần được nghiên cứu toàn diện để tận dụng được chất lượng tốt nhất từ rau quả. Ngay cả phụ phẩm từ rau quả có nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, có tiềm năng vận dụng vào công nghệ chế biến, giúp nâng giá trị nông sản.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia giới thiệu về các công nghệ hiện đại, giúp nâng hiệu quả chế biến, bảo quản nông sản - thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường như công nghệ plasma, nano bạc – chitosan biến tính, công nghệ giữ tươi thực phẩm bằng sóng tĩnh điện…/.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Muốn đảm bảo chất lượng nông sản, cần điều khiển các yếu tố tác động xấu đến chất lượng. Hiện nay, công nghệ plasma (oxy hóa bậc cao) là phương pháp hiện đại đang dần được ứng dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp tiêu diệt và ức chế đáng kể sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, giúp sản phẩm không đổi màu, thành phần và đảm bảo chất lượng…
Hiện tổng lượng rau củ quả và trái cây của thế giới ước tính khoảng 486 và 392 triệu tấn; trong đó, khoảng 30 – 40% sản lượng rau quả tại các nước đang phát triển bị hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng, do không có phương pháp bảo quản hiệu quả.
Nhiều đại biểu cho rằng, ngành sản xuất rau quả Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng vấn đề bảo quản cũng như chế biến sau thu hoạch chưa được chú trọng khiến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Theo bà Trần Thị Ngọc Lan, Công ty TNHH Sinh Hóa Môi trường Bình Lan, chúng ta xuất khẩu nông sản vẫn còn rất nhỏ so với tiềm năng do xúc tiến thương mại không tốt, hạn chế về bảo quản, canh tác (nhà nông chưa quen với sản phẩm hữu cơ, dùng quá nhiều chất bảo vệ thực vật và chất bảo quản…), giá thành vẫn cao so với khu vực do giá vật tư nông nghiệp quá cao, chi phí vận chuyển lớn… Nhà nông vẫn là những người thiệt thòi nhất.
Để khắc phục tình trạng trên, bà Dương Thị Ngọc Diệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đi liền với sử dụng và xuất khẩu tươi, các sản phẩm chế biến từ rau quả cần phát triển đồng bộ, nhằm tối đa hóa giá trị của nguồn lợi nông sản.
Bản chất của nguyên liệu và các quá trình biến đổi của nguyên liệu rau quả cần được nghiên cứu toàn diện để tận dụng được chất lượng tốt nhất từ rau quả. Ngay cả phụ phẩm từ rau quả có nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, có tiềm năng vận dụng vào công nghệ chế biến, giúp nâng giá trị nông sản.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia giới thiệu về các công nghệ hiện đại, giúp nâng hiệu quả chế biến, bảo quản nông sản - thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường như công nghệ plasma, nano bạc – chitosan biến tính, công nghệ giữ tươi thực phẩm bằng sóng tĩnh điện…/.
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN