Cơ sở kinh doanh mua bán và chế biến nông sản Bảy Gắng tại thôn Hòa Thuận, xã Ia Phang (Chư Pưh, Gia Lai). Ảnh: TTXVN phát

Người dân kêu cứu vì tình trạng ô nhiễm từ cơ sở chế biến nông sản Bảy Gắng

Gần 10 năm qua, hàng chục hộ dân tại các thôn Hòa Thuận, Hòa Tín và làng Chư Bố 1, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai luôn phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của Cơ sở thu mua, chế biến nông sản Bảy Gắng (Cơ sở Bảy Gắng). Khói bụi, tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân. Dù người dân đã liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền trong suốt 5 năm qua, nhưng sự việc vẫn chưa được xử lý triệt để.

Ninh Thuận liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản

Ninh Thuận liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản

Để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là định hướng chiến lược nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Công đoạn sấy quả macca tại một cơ sở chế biến nông sản ở Đắk Nông. Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN

Phấn đấu đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới năm 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 230 ha trồng vải trứng tập trung chủ yếu ở huyện Phù Cừ và Ân Thi. Giá vải trứng bán tại vườn từ 100 - 150 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mai Ngoan - TTXVN

Thiết lập nhiều hình thức tiêu thụ nông sản

Rải vụ các loại nông sản, đặc biệt là trái cây đang khá thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều vùng sản xuất. Tuy nhiên, vào những thời điểm nhất định, cao điểm của thời vụ thu hoạch thì những biến cố bất thường về thị trường vẫn luôn là yếu tố khó lường, có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản. Chủ động tiếp cận thị trường, nhiều hình thức tiêu thụ nông sản đã được thiết lập đang là hướng đi của nhiều nông dân, hợp tác xã tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức của thị trường.
Thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản

Thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản

Ngày 28/4, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ ngành trung ương, lãnh đạo UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố và trên 150 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản của cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tăng cường chế biến nông sản để giải quyết tình trạng “được mùa rớt giá”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tăng cường chế biến nông sản để giải quyết tình trạng “được mùa rớt giá”

Ngày 21/2, Hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn với chương trình khoa học công nghệ quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đưa công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản

Thành phố Hồ Chí Minh: Đưa công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản

Cần ứng dụng các công nghệ mới vào chế biến, bảo quản nông sản - thực phẩm sau thu hoạch, giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng giá trị nông sản. Đây là nội dung được nêu ra tại hội thảo Công nghệ chế biến và bảo quản nông sản - thực phẩm sau thu hoạch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20/9.