Theo Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có hơn 52.500 hộ có hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Riêng khu vực nông thôn 49.473 hộ; trong đó có 24.926 hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (chiếm 47,39%). Tính đến tháng 9/2019, thành phố có 286 tổ hợp tác nông nghiệp với 3.631 thành viên; 93 hợp tác xã đăng ký hoạt động lĩnh vực nông nghiệp vốn điều lệ đăng ký 324.123 triệu đồng, với 2.369 thành viên.
Giai đoạn từ 2010 - 2020, năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thành phố tăng trưởng ổn định với mức bình quân 5,5% - 6%/năm. Giá trị sản xuất bình quân tăng 5,5%; một số chỉ tiêu vượt khá như giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác tăng từ 158,5 triệu đồng/ha/năm lên 502 triệu đồng/ha/năm, đóng góp của ngành nông nghiệp cho GRDP của thành phố năm 2018 đạt 0,7%/năm.
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hỗ trợ hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương lớn trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Hội đã vận động hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất như tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, dạy nghề, xây dựng các mô hình trình diễn, tư vấn. Đồng thời, Hội phối hợp cùng các ngành thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn; đẩy mạnh xây dựng, phát triển các hình thức kinh tế tập thể, các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, qua đó thu hút đông đảo nông dân tích cực tham gia và tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn...
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là trong công tác xây dựng, quy hoạch, đất đai, chính sách về thu hồi đất và bồi thường... Sự chồng chéo giữa Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai làm cho người dân chưa thực hiện được đầy đủ các quyền như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không thể xây dựng công trình trên đất nông nghiệp.
Ông Phạm Minh Mẫn, hội viên nông dân quận Bình Tân cùng nhiều hội viên quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 9, 12, kiến nghị Thành phố có chủ trương cho phép xây dựng các công trình phụ trợ như nhà lưới, nhà kín, nhà tạm giữ vườn, khu bảo quản, sơ chế sản phẩm… để phục vụ sản xuất theo định hướng mô hình nông nghiệp đô thị được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Nhiệm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Thuận Yến, huyện Cần Giờ, cùng nông dân huyện Củ Chi, Quận 9 cũng đề xuất Thành phố tổ chức các hoạt động hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; an toàn thực phẩm; môi trường nông thôn. Nhiều hợp tác xã, hội viên nông dân hoạt động kinh doanh có hiệu quả, muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại không phát triển hoặc thuê ruộng đất được do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp giảm hoặc gặp nhiều khó khăn từ chính sách, công tác hỗ trợ vay vốn của ngân hàng...
Các đại biểu cũng kiến nghị về công tác xây dựng, quy hoạch, đất đai, chính sách về thu hồi đất và bồi thường... Sự chồng chéo giữa Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai làm cho người dân chưa thực hiện được đầy đủ các quyền như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không thể xây dựng công trình trên đất nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã huyện Nhà Bè không xin được chứng nhận VietGap do không quy hoạch vùng sản xuất.
Huyện Cần Giờ vẫn còn 968/1.280 hộ dân tại các khu vực sạt lở ven sông, ven biển vào tái định cư tại khu dân cư Cọ Dầu (xã Bình Khánh) và khu dân cư Cá Cháy (xã An Thới Đông) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dù đã hơn 10 năm.
Ông Phạm Phú Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Củ Chi cho biết thêm, nhiều hội viên Hội Nông dân băn khoăn, lo lắng bởi thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, quản lý của người nông dân chưa đáp ứng theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Việc thiếu thông tin thị trường, kiến thức pháp luật, hạn chế liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, bị thương lái ép giá… khiến nhiều hộ bỏ ruộng, bỏ chăn nuôi.
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo các ngành và các quận, huyện giải đáp, tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc từ cán bộ, hội viên nông dân, nhất là ở lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi trường, nông nghiệp nông thôn. Ở lĩnh vực vay vốn, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, các ngân hàng không được áp đặc chủ quan trong việc hỗ trợ vay vốn.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu lại nguồn vốn, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất, cho vay ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân vay vốn. Vì thế, gặp những trường hợp gặp khó khăn trong vay vốn, hộ nông dân, hợp tác xã hay doanh nghiệp chủ động phản ánh trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước theo đường dây nóng 0838211230 để kịp thời được tư vấn, hỗ trợ…
Phát biểu tại Hội nghị, bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy đánh giá cao những kiến nghị, góp ý của cán bộ, hội viên nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời đề nghị UBND và các sở, ngành thành phố tổng hợp, nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của nông dân. Theo bà Võ Thị Dung, hiện nông nghiệp đóng góp tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, nhưng sự phát triển này ngày càng bền vững theo đúng định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, qua đó thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để khai thác quỹ đất nông nghiệp hiệu quả, tránh lãng phí, bà Võ Thị Dung đề nghị các sở, ngành thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân tăng cường giám sát sử dụng đất hiệu quả, tháo gỡ những vướng mắc, hỗ trợ hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Riêng Hội Nông dân Thành phố và các quận huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc ghi nhận lắng nghe những ý kiến đóng góp, tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân; tăng cường đối thoại giữa chính quyền và nhân dân; thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển nông thôn, vì sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp thành phố./.
Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hỗ trợ hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương lớn trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Hội đã vận động hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất như tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, dạy nghề, xây dựng các mô hình trình diễn, tư vấn. Đồng thời, Hội phối hợp cùng các ngành thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn; đẩy mạnh xây dựng, phát triển các hình thức kinh tế tập thể, các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, qua đó thu hút đông đảo nông dân tích cực tham gia và tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn...
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là trong công tác xây dựng, quy hoạch, đất đai, chính sách về thu hồi đất và bồi thường... Sự chồng chéo giữa Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai làm cho người dân chưa thực hiện được đầy đủ các quyền như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không thể xây dựng công trình trên đất nông nghiệp.
Ông Phạm Minh Mẫn, hội viên nông dân quận Bình Tân cùng nhiều hội viên quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 9, 12, kiến nghị Thành phố có chủ trương cho phép xây dựng các công trình phụ trợ như nhà lưới, nhà kín, nhà tạm giữ vườn, khu bảo quản, sơ chế sản phẩm… để phục vụ sản xuất theo định hướng mô hình nông nghiệp đô thị được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Văn Lưu Bí thư Huyện ủy Nhà Bè phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Các đại biểu cũng kiến nghị về công tác xây dựng, quy hoạch, đất đai, chính sách về thu hồi đất và bồi thường... Sự chồng chéo giữa Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai làm cho người dân chưa thực hiện được đầy đủ các quyền như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không thể xây dựng công trình trên đất nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã huyện Nhà Bè không xin được chứng nhận VietGap do không quy hoạch vùng sản xuất.
Huyện Cần Giờ vẫn còn 968/1.280 hộ dân tại các khu vực sạt lở ven sông, ven biển vào tái định cư tại khu dân cư Cọ Dầu (xã Bình Khánh) và khu dân cư Cá Cháy (xã An Thới Đông) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dù đã hơn 10 năm.
Ông Phạm Phú Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Củ Chi cho biết thêm, nhiều hội viên Hội Nông dân băn khoăn, lo lắng bởi thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, quản lý của người nông dân chưa đáp ứng theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Việc thiếu thông tin thị trường, kiến thức pháp luật, hạn chế liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, bị thương lái ép giá… khiến nhiều hộ bỏ ruộng, bỏ chăn nuôi.
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo các ngành và các quận, huyện giải đáp, tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc từ cán bộ, hội viên nông dân, nhất là ở lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi trường, nông nghiệp nông thôn. Ở lĩnh vực vay vốn, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, các ngân hàng không được áp đặc chủ quan trong việc hỗ trợ vay vốn.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu lại nguồn vốn, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất, cho vay ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân vay vốn. Vì thế, gặp những trường hợp gặp khó khăn trong vay vốn, hộ nông dân, hợp tác xã hay doanh nghiệp chủ động phản ánh trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước theo đường dây nóng 0838211230 để kịp thời được tư vấn, hỗ trợ…
Phát biểu tại Hội nghị, bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy đánh giá cao những kiến nghị, góp ý của cán bộ, hội viên nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời đề nghị UBND và các sở, ngành thành phố tổng hợp, nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của nông dân. Theo bà Võ Thị Dung, hiện nông nghiệp đóng góp tỷ trọng không lớn trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, nhưng sự phát triển này ngày càng bền vững theo đúng định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, qua đó thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Thuận Yến, huyện Cần Giờ phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Riêng Hội Nông dân Thành phố và các quận huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc ghi nhận lắng nghe những ý kiến đóng góp, tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân; tăng cường đối thoại giữa chính quyền và nhân dân; thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển nông thôn, vì sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp thành phố./.
Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN