Theo quy hoạch, huyện Khánh Sơn được định hướng phát triển theo mô hình tiểu đô thị sinh thái núi rừng, ưu tiên phát triển và xây dựng các đô thị có mật độ cây xanh sinh thái cao, thân thiện với thiên nhiên, tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và hệ thống rừng đặc trưng.
Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (11/3/2015-11/3/2025) với sự tham gia của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, thị xã và thành phố Bắc Kạn qua các thời kỳ; cùng đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh.
Ngày 10/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) Hồ Sỹ Trung cho biết, địa phương đã và đang huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình thoát nước, chống ngập úng đô thị.
Để tạo động lực tăng trưởng mới giúp bứt tốc kinh tế, tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định 109/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế đô thị, trọng tâm là xây dựng Phan Rang-Tháp Chàm thành thành phố thông minh, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Đắk Mil là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 60 km. Phát huy nội lực, tranh thủ tốt nguồn lực đầu tư của trung ương và tỉnh, từ vùng “đất lửa” trong những năm chiến tranh, đến nay, Đắk Mil đã đổi thay hoàn toàn với những vùng cà phê, cao su xanh ngắt, xen lẫn là những trung tâm thị trấn, thị tứ sầm uất, nhộn nhịp…
Trong những năm gần đây, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất vùng ven đô vốn đất hẹp, người đông, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, mạnh mẽ, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đã tích cực vận động các hộ nông dân chuyển đổi từ canh tác truyền thống, độc canh cây lúa sang mô hình nông nghiệp đô thị, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, sản xuất theo nhu cầu thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa.
Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 294/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 26/11, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên Hội Nông dân. Đến dự và chủ trì Hội nghị có bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy; ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố; bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện và các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình.
“Hội nghị triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả nhà nước về trật tự xây dựng” do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/7 nhằm đánh giá, nhận định về thực trạng quản lý trật tự xây dựng và tình hình vi phạm hành chính đưa ra các giải pháp lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thuộc nhóm địa phương có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách ở các phân khúc khác nhau. Trong đó, du lịch nông nghiệp, sinh thái là một trong những loại hình du lịch được các ngành, địa phương, doanh nghiệp du lịch và cả người dân thành phố cùng vào cuộc xây dựng, phát triển với nhiều giải pháp linh hoạt và phù hợp.
Trong bối cảnh, đời sống cộng đồng người Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh đang có những thay đổi mạnh mẽ để phù hợp với xã hội hiện đại, Phật giáo Nam tông Khmer và biểu hiện vật chất là những ngôi chùa đang làm tốt vai trò là điểm kết nối duy trì những nền nếp văn hóa truyền thống của người Khmer nơi đô thị.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng cũng yêu cầu UBND thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện việc lập, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh tổng thể.
Sau hơn 5 năm được công nhận là thành phố Lai Châu (đô thị loại III) thuộc tỉnh Lai Châu, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân các dân tộc đã nỗ lực, cố gắng phấn đấu sớm đạt đầy đủ các tiêu chí đô thị loại II.
Ngày 31/10, ông Tô Ngọc Liễn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết: Hướng tới mục tiêu là đô thị văn minh- hiện đại và sớm nâng cấp lên đô thị loại I, thành phố Lào Cai đang nỗ lực chỉnh trang đô thị, lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
"Ngầm hóa lưới điện, cáp thông tin” là một trong những mục tiêu đang được các cấp, ngành liên quan ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nỗ lực thực hiện, nhằm giảm thiểu sự thiếu mỹ quan và an toàn, góp phần đưa TP.HCM trở thành đô thị văn minh hiện đại.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương thường xuyên đón nhận một lượng lớn cư dân từ các tỉnh, thành khác đến sinh sống, làm việc, học tập. Nếu bài toán giãn dân không được giải quyết sớm, chẳng những tạo gánh nặng cho các thành phố lớn, mà ngay cả các địa phương cũng khó phát triển kinh tế.
“Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn tăng cường hợp tác với Pháp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và phát triển đô thị” - là phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với ông Vincent FLOREANI, Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ông Fabrice RICHY, tân Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam, vào chiều 12/10/2017.
Ngày 11/6, Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX tổ chức kỳ họp thứ tư chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham dự kỳ họp.
Sau 42 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đô thị và hạ tầng cũ tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi. Nhiều công trình hiện đại được thay thế, phát triển đồng bộ để thành phố mang tên Bác xứng tầm trung tâm kinh tế, tài chính và đầu mối giao thông của khu vực cũng như cả nước.
Tối 22/3/2017, đoàn kiểm tra quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh do ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận dẫn đầu phối hợp với các lực lượng công an, quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát giao thông và lực lượng PCCC ra quân kiểm tra và lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.
Ngày 22/2, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, để vận hành 13 km tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ có trên 600 nhân lực (khoảng 50 người phục vụ 1 km).
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc lập quy hoạch hai bên sông Hồng theo định hướng xây dựng công viên kết hợp với đô thị, đơn vị sẽ thực hiện theo hướng sẽ mời tư vấn quốc tế nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng.
TP Hồ Chí Minh sẽ cần 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD) để đầu tư hạ tầng đô thị, đây là thông tin được biết tại hội thảo "Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2016 - 2021" vừa diễn ra.
Chiều 11/7, tại thành phố Cần Thơ, trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sự ủy quyền của Chủ tịch nước) đã ký Hiệp định cho các khoản vay và tín dụng trị giá 560 triệu USD để hỗ trợ 2 dự án gồm: Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị và Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Chậm tiến độ đang là tình trạng chung của nhiều các công trình giao thông trọng điểm ở nước ta. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Trong nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng lại được một số chung cư cũ hư hỏng nặng và di dời, tái định cư nhiều hộ dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kết quả còn rất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu tái định cư cũng như chỉnh trang đô thị của TP Hồ Chí Minh.
Sáng 7/5, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không Không quân tổ chức lễ thông xe đường Lê Trọng Tấn, đoạn từ đường Tôn Thất Tùng đến sông Lừ, góp phần giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông và xây dựng tuyến phố văn minh, hiện đại.