Sản xuất lúa, tôm đặc sản cho nông dân Sóc Trăng thu nhập bạc tỷ

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai bất lợi, thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển xanh, sạch, hữu cơ, an toàn và bền vững. Qua đó, nhiều mô hình sản xuất của nhà nông đã đem lại sản lượng, chất lượng và hiệu quả cao.

vna_potal_lua_he_thu_dau_vu_tai_soc_trang_duoc_gia_135113018_7521777.jpg
Vụ lúa Hè Thu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng gieo sạ 140.436 ha. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Trồng lúa đặc sản cho lợi nhuận cao

Theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2024, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã và đang triển khai các mô hình sản xuất lúa đặc sản, lúa chất lượng cao theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng và giá trị.

Cùng với việc đưa cơ giới, tự động hóa vào kỹ thuật canh tác, gieo trồng, thu hoạch, nhà nông Sóc Trăng cũng đã liên kết sản xuất các giống lúa ST24, ST25, lúa Tài Nguyên cùng một số lúa thơm, lúa đặc sản khác đem lại sản lượng cao, chất lượng tốt và giá lúa cũng cao hơn các giống lúa thường từ vài trăm đồng đến 3.500 đồng/kg, qua đó, có hộ từ trồng lúa đặc sản lợi nhuận đạt 40-50 triệu đồng/ha/vụ.

Chẳng hạn như mô hình trồng lúa đặc sản lúa ST25 của Tổ hợp tác Đông Đầy tại xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề do ông Phạm Văn Đầy làm tổ trưởng. Trong mấy năm gần đây, tổ của ông canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP rồi chuyển dần qua canh tác theo hướng hữu cơ, kết quả là liên tục đạt hiệu quả cao.

Theo ông Đầy, tổ hợp tác của ông canh tác lúa theo quy chuẩn hữu cơ đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận hơn. Trung bình chi phí 1 vụ lúa khoảng 28 triệu đồng/ha, trong khi canh tác theo truyền thống (sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), chi phí tới 35 triệu đồng/ha. Năng suất lúa hữu cơ bình quân ước đạt 6,5 - 8 tấn/ha, giá lúa được công ty thu mua cao hơn so với bên ngoài khoảng 1.000 đồng/kg. Vụ lúa Hè Thu vừa qua, trên phần ruộng của tổ hợp tác đã thu hoạch giống lúa ST25, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, giá lúa được đơn vị bao tiêu là 11.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận của thành viên tổ hợp tác đạt tới trên 50 triệu đồng/ha.

Liên kết sản xuất trồng lúa đặc sản, nhiều hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân canh tác lúa có diện tích lớn cũng đang áp dụng các mô hình lúa đặc sản, lúa hữu cơ, trong đó có mô hình tôm lúa, còn gọi là lúa thơm-tôm sạch đã được công nhận là sản phẩm đặc sản của địa phương (OCOP 3-4 sao), sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong thị trường nội địa.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cũng thông tin, trong tổng diện tích hơn 337.800 ha lúa đã được tỉnh gieo sạ trong năm nay thì diện tích lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 94,53%, cao hơn mức mà Nghị quyết đề ra là 93,37%. Tính theo năm lương thực, năm 2024 này Sóc Trăng đạt sản lượng ước khoảng 2,18 triệu tấn lúa, vượt trên 5% kế hoạch năm của tỉnh.

Nuôi tôm kỹ thuật cao thu nhập bạc tỷ

Bên cạnh cây lúa, những mô hình nuôi thủy sản cũng là thế mạnh và đem lại hiệu quả cao cho nhà nông, được tỉnh Sóc Trăng tập trung phát triển. Để đạt được kết quả tốt, lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, trang trại nuôi tôm hộ gia đình đã áp dụng những mô hình nuôi tôm hiệu quả được ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai như: Nuôi tôm 2 giai đoạn; nuôi tôm sú lót bạt đáy có hố xi phông xử lý chất thải; nuôi tôm tuần hoàn khép kín, ứng dụng công nghệ cao…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, ông Huỳnh Ngọc Nhã thông tin, hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện Đề án phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, tập trung, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng, phát huy tiềm năng điều kiện tự nhiên về nuôi tôm nước lợ tại từng địa phương, các lợi thế về thị trường…

Tỉnh cũng đang đầu tư phát triển ngành tôm theo hướng tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, làm đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra. Phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm nâng cao chuỗi giá trị.

Từ nguồn lực của ngân sách và xã hội hóa, tỉnh sẽ đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm nước lợ. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành nghề và dịch vụ phụ trợ như giống, thức ăn… để tiến tới phát triển quy trình nuôi tôm khép kín, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo kế hoạch, Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2025, diện tích thả nuôi tôm của tỉnh đạt 57.000ha, sản lượng đạt 233.800 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh duy trì đạt trên 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, đề án sẽ xây dựng 45 mô hình nuôi tôm thí điểm, thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu 100% cơ sở nuôi, hộ nuôi đảm bảo điều kiện về nuôi trồng thủy sản và được cấp mã số ao nuôi đối tượng nuôi chủ lực, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu.

Một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao có hiệu quả phải kể đến hộ ông Trần Văn Khởi, ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Với 9ha nuôi tôm nước lợ, ông chia thành 26 ao (vuông) nước; trong đó, có ao nuôi, ao dự trữ nước, ao lắng, ao ương dưỡng tôm nhỏ, ao chứa thải... các ao nuôi tôm ông đều cho làm xi phông đáy ao (hố chứa thải để làm vệ sinh đáy ao, hạn chế ô nhiễm nguồn nước nuôi trong ao) và lót bạt bờ xung quanh ao.

Thực hiện mô hình nuôi tôm ao đất có làm xi phông đáy ao, theo ông Khởi, việc nuôi tôm đạt hiệu quả tốt hơn. Để việc hút các chất thải trong ao có hố xi phông đáy, hạn chế ô nhiễm trong ao nuôi, hố xi phông được kết nối bằng ống nhựa với máy hút đặt trên bờ, cứ 5-6 ngày cho máy hút thải ra ngoài ao chứa thải, giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Với mô hình này, ông Khởi thả nuôi tôm có mật độ từ 70 - 90 con/m2, nuôi tôm đạt kích cỡ 30 con/kg thì thu hoạch, cỡ size này cho giá cả và lợi nhuận tốt hơn so với với thu hoạch sớm hoăn hoặc trễ hơn. Mỗi ao có diện tích 1.200m2, sản lượng tôm thu về từ 2 - 3 tấn/ao. Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng hằng năm nuôi từ 1 - 2 vụ/9ha, ông thu về 50-60 tấn, trừ chi phí lợi nhuận từ còn 2 đến 4 tỷ đồng/năm.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đang phát triển ổn định, đều trên nhiều lĩnh vực như trồng lúa, cấy ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản. Riêng 2 lĩnh vực trồng lúa và nuôi trồng thủy sản là 2 ngành mũi nhọn đem lại thu nhập cao cho nhà nông và cũng là những sản phẩm đem lại nguồn ngoại tệ lớn, đạt kim ngạch cao nhất của tỉnh; trong đó, xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2024 của Sóc Trăng đạt 750 triệu USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu gạo đã đạt mức kỷ lục với 510 triệu USD, tăng 51,6% so với 9 tháng cùng kỳ năm trước 2023 và hơn cả năm 2023 tới 100 triệu USD (năm 2023 xuất khẩu gạo đạt 410 triệu USD). Đây là những kết quả tích cực của ngành nông nghiệp Sóc Trăng trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu, nâng cao giá trị chất lượng cây trồng vật nuôi, hướng tới lợi nhuận, giá trị cao và có tính bền vững.

Trung Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Khuyến nông cộng đồng tích cực hỗ trợ cho nông dân ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 19/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức Tọa đàm truyền thông mô hình khuyến nông cộng đồng. Dự tọa đàm có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hơn 100 khuyến nông viên tiêu biểu của tỉnh Điện Biên; đại diện 5 Trung tâm khuyến nông cộng đồng thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ và Điện Biên.

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Cam Xã Đoài “tiến Vua” rụng hàng loạt trước vụ Tết

Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày này, các vườn cam Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc bắt đầu chín và cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều diện tích cam của các nhà vườn đang đối diện với hiện tượng cam rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân, nguy cơ thất thu vụ Tết. Do lo ngại số lượng cam trên cây không đủ để cung ứng dịp Tết, nhiều nhà vườn buộc phải từ chối nhận cọc từ khách hàng.

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Lạng Sơn phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao

Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giảm sâu, một số khu vực núi cao ở nhiều thời điểm đã ghi nhận nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 4 - 5 độ C. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để đàn vật nuôi không bị chết vì đói, rét...

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống

Tại hội thảo tham vấn "Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức chiều 16/12, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh, quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống cung ứng cho thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là điều rất cần thiết.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế - Chìa khóa tăng trưởng cho tỉnh Kon Tum

Nhiệm kỳ 2020 – 2025 được xem là một nhiệm kỳ thành công của tỉnh Kon Tum trong tăng trưởng kinh tế, khi liên tiếp tạo ra sức đột phá, dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Có được thành quả đó, không chỉ là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, mà còn là sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một trong những dấu ấn quan trọng để kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển chính là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tối đa giá trị của các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sức bật cho nền kinh tế của Kon Tum – một trong những tỉnh nghèo của cả nước.

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Các huyện vùng cao Hà Giang chủ động chống rét bảo vệ đàn gia súc

Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi bật với những dãy núi đá hùng vĩ, sương mù dày đặc và mùa đông giá lạnh, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C, và những đợt rét đậm, rét hại có thể khiến nhiệt độ giảm sâu hơn nữa, đôi khi chỉ còn 2-3 độ C. Với khí hậu khắc nghiệt như vậy, đàn gia súc ở đây luôn đối mặt với nguy cơ chết rét và thiếu thức ăn. Tuy nhiên, sự chủ động của chính quyền địa phương và ý thức bảo vệ tài sản của đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp giảm thiểu thiệt hại đáng kể, đồng thời bảo vệ được nguồn sinh kế bền vững cho người dân.

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Quảng Trị dành gần 180 tỷ đồng phát triển lúa hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị

Từ năm 2025 – 2030, tỉnh Quảng Trị đầu tư gần 180 tỷ đồng để phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; trong đó, năm 2025 tỉnh đầu tư trên 16 tỷ đồng để phát triển thêm 684 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 1.000 ha. Từ năm 2026 – 2030 tỉnh đầu tư hơn 163 tỷ đồng để phát triển thêm 1.000 ha lúa hữu cơ, qua đó đưa tổng diện tích lúa loại này lên 2.000 ha.

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Tiền Giang khẩn trương dập dịch sâu đầu đen hại dừa

Bùng phát trong những tháng đầu năm 2024, dịch sâu đầu đen hại dừa tập trung tấn công các vườn dừa ở các vùng chuyên canh lớn của tỉnh Tiền Giang với diện tích gần 280 ha; trong đó, huyện Chợ Gạo trên 245 ha, huyện Tân Phú Đông trên 33ha, còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, tăng trên 242 ha so với năm 2023.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Gắn lợi ích của dân với rừng ở Yên Bái

Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao để phù hợp với từng loại rừng, liên tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, từ đó cải thiện hiệu quả cho sự cân bằng của hệ sinh thái và tạo sinh kế cho người dân. Lợi ích mang lại từ rừng ở Yên Bái từng bước đáp ứng mục tiêu “người trồng rừng phải sống được từ rừng” để rừng phát triển ngày càng bền vững.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tăng lợi nhuận khi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Sóc Trăng

Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đây là mô hình sản xuất giúp tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

Quảng Ngãi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ớt giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng dược liệu Thìa Canh nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Biến đất bạc màu thành vùng cây ăn quả trù phú

Nhờ sự cần cù, chăm chỉ và có hướng đi đúng đắn, nhiều nông dân ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã biến vùng đất khô cằn, đồi dốc trở thành vùng cây ăn quả "hái" ra tiền, phủ một màu xanh trên đất nông nghiệp kém hiệu quả.

Thái Nguyên nhân rộng vùng quả ngọt

Thái Nguyên nhân rộng vùng quả ngọt

Nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hỗ trợ người dân trong việc nhân rộng, phát triển các vườn, đồi xanh.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Giá lúa tăng cao, nông dân Bạc Liêu kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá lúa tăng cao, nông dân Bạc Liêu kỳ vọng vụ mùa bội thu

Những ngày qua, nông dân vùng trồng lúa trên đất tôm ở huyện Hồng Dân, Phước Long, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đón tin vui về giá lúa tăng; trong đó, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Với giá lúa này, nông dân trồng lúa ST đang rất háo hức chờ đợi ngày thu hoạch bội thu.

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Y Lim, người bảo tồn nghề nấu rượu cần dân tộc Xơ Đăng

Được biết đến như “đầu tàu” trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Kon Plông, những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Y Lim (sinh năm 1970, trú Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen) đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng và lan tỏa hình ảnh, văn hóa, nghệ thuật độc đáo của người Xơ Đăng đến với du khách trong và ngoài nước. Một trong những nét độc đáo của người Xơ Đăng đã được Nghệ nhân ưu tú Y Lim bảo tồn và phát huy là nghề nấu rượu cần – loại rượu đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại chỗ khu vực Tây Nguyên.

Người dân vùng biên Bình Phước thu nhập ổn định nhờ trồng rau hữu cơ

Người dân vùng biên Bình Phước thu nhập ổn định nhờ trồng rau hữu cơ

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện biên giới Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) thực hiện mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ an toàn đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế. Trồng rau trong nhà lưới giúp hạn chế sâu bệnh gây hại, mang về nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.