Tại Sóc Trăng, con tôm là một trong những loại thủy sản chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.
Huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20 km đường bờ biển với hơn 500 phương tiện tàu, thuyền chuyên khai thác hải sản. Chợ Lạch Vạn (xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu) nằm cạnh cảng cá Lạch Vạn, là chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi tập trung nguồn hải sản lớn nhất của ngư dân các xã, thị trấn ven biển, bãi ngang của địa phương. Chợ bán buôn sôi nổi nhất vào thời điểm rạng sáng với vô số loài cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, mực... Vào dịp gần Tết, ngư dân tăng tần suất, gối chuyến vươn khơi nên không khí chợ Lạch Vạn càng nhộn nhịp, tất bật.
Những ngày qua, nông dân vùng trồng lúa trên đất tôm ở huyện Hồng Dân, Phước Long, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đón tin vui về giá lúa tăng; trong đó, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Với giá lúa này, nông dân trồng lúa ST đang rất háo hức chờ đợi ngày thu hoạch bội thu.
Vùng sản xuất kết hợp lúa-tôm của tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích khoảng 107.000 ha. Theo kế hoạch, lúa vụ Mùa 2024 - 2025 sản xuất luân canh trên nền đất một vụ lúa, một vụ tôm của tỉnh Kiên Giang xuống giống từ ngày 25/8 đến 25/10/ 2024 với 2 hình thức cấy mạ và gieo sạ lúa giống xuống ruộng. Đến thời điểm hiện tại, nông dân các vùng lúa-tôm trong xuống giống dứt điểm vụ lúa và hầu hết nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Đây là biện pháp canh tác được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nhân rộng nhằm giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất, giá bán, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai bất lợi, thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển xanh, sạch, hữu cơ, an toàn và bền vững. Qua đó, nhiều mô hình sản xuất của nhà nông đã đem lại sản lượng, chất lượng và hiệu quả cao.
Tỉnh Hậu Giang xác định phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí. Theo đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hợp lý hạ tầng thủy lợi phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái. Nhiều nông dân của tỉnh đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Trên địa bàn tỉnh bắt đầu có nhiều mô hình thuận thiên, thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng Chó Ngáp (cánh đồng rộng hàng nghìn ha trải dài trên 2 xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được chọn làm Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng giờ đây, gần nửa thế kỷ sau Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, "năn, lác" – những loài cỏ dại đã một thời ngự trị nơi này, đang nhường chỗ cho con tôm – cây lúa, những sản vật đã và đang đem đến cho người dân đời sống ấm no, sung túc.
Thời điểm này, nông dân vùng sản xuất theo mô hình lúa – tôm tỉnh Bạc Liêu đang bước vào vụ thu hoạch lúa cùng với tôm càng xanh. Mặc dù giá tôm có giảm đôi chút so với năm trước, nhưng bù lại lúa trúng mùa, giá tăng cao kỷ lục. Điều này giúp nông dân có thêm thu nhập, hứa hẹn đón Tết Giáp Thìn 2024 sung túc.
Thời gian qua, mô hình lúa- ôm được tỉnh Bạc Liêu ưu tiên phát triển, bởi đây là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Hiện, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh tại nhiều khu vực để chủ động điều tiết nước, ngăn mặn, trữ ngọt nên mô hình này càng phát huy hiệu quả.
Nhiều nông dân ở vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh hiện không thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở vụ thứ 2 để chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác vì giá tôm thương phẩm vẫn tiếp tục giảm thấp.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa phát hiện hóa thạch của một loài tôm có niên đại cách đây 518 triệu năm, được khai quật ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam nước này.
Bến Tre có đường bờ biển dài 65km, đây là đặc điểm khiến Bến Tre chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn khốc liệt trong suốt thời gian qua, nhưng cũng chính là ưu điểm để có chiến lược phát triển ngành nuôi thủy sản trong các kế hoạch chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát huy điểm này, ngay trong Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển Bến Tre bền vững về hướng đông giải đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, nêu rõ phát triển ngành thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế biển chủ lực, trong đó con tôm trở thành trọng tâm phát triển của ngành.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định dành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ gần 545 triệu đồng để thực hiện Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu “Tôm Trà Vinh” do Tiến sĩ Lê Thị Nam Giang, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ AGL làm chủ nhiệm dự án.
Để đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xác định lại 4 mặt hàng chủ lực của tỉnh. Đó là, tôm, cua biển, lúa chất lượng cao và gỗ và trên cơ sở đó, địa phương tập trung đầu tư nâng tầm giá trị các sản phẩm chủ lực, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm từ 4,1 - 4,2 tỷ USD trong năm 2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp trọng tâm trong thời gian tới nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội cho ngành tôm.
Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua, từ 70.000 – 75.000 đồng/kg, giảm hơn 30.000 đồng/kg so với năm 2017. Nhiều hộ nông dân nuôi tôm tại Bến Tre bị lỗ nặng khiến người dân lo lắng khi thả nuôi.
Chứa nhiều chất béo và protein tốt, hải sản là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất. Nhưng đôi khi chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn và các hóa chất độc hại hoặc chứa hàm lượng cao thủy ngân có thể gây hại cho sức khỏe.
Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2017, ngành xuất khẩu tôm trầm lắng vì nguồn nguyên liệu thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, kéo theo giá thành phẩm cũng tăng, các nhà nhập khẩu châu Âu giảm nhập khẩu tôm từ các nước; trong đó, có Việt Nam. Đến tháng 8 và tháng 9/2017, ngành xuất khẩu tôm bật mạnh xuất khẩu, đặc biệt là "cú hích" tại thị trường châu Âu.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2017 tình hình thời tiết rất thuận lợi cho hoạt động khai thác thuỷ sản. Hiện nay, đang vào chính vụ cá nam, ngư dân tranh thủ ra khơi tăng chuyến, các vùng biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ liên tục xuất hiện các đàn cá nổi như cá trích, cá cơm, cá trác, cá chuồn, cá nục, cá ngừ sọc dưa, tôm, mực... Nhiều nghề khai thác biển đạt hiệu quả cao như nghề lưới rê, lưới vây và lưới rê cước…
Để canh tác lúa trên đất nuôi tôm thành công thì khâu quan trọng nhất là phải rửa mặn triệt để và đúng kỹ thuật vì cây lúa ở giai đoạn mạ chịu được độ mặn dưới 2%o.
Ngày 18/7 (sáng 19/7 theo giờ Việt Nam), tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký Thoả thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) của Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong nửa đầu tháng 7/2016, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu liên tục giảm mạnh. Cụ thể, tôm thẻ chân trắng các loại giá dao động từ 110.000 - 250.000 đồng/kg, tôm đất giá 70.000 đồng/kg, tôm bạc 50.000 đồng/kg….
Vào khoảng 15 giờ 30 chiều 17/11, xưởng chứa tôm đông lạnh trên đường Chế Lan Viên (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) bùng cháy lớn sau nhiều tiếng nổ.