Phương pháp rửa mặn trong canh tác lúa, tôm

Phương pháp rửa mặn trong canh tác lúa, tôm
Sau vụ tôm, rửa mặn đến khi nước ruộng đạt độ mặn dưới 2%o mới bắt đầu gieo sạ lúa
Sau vụ tôm, rửa mặn đến khi nước ruộng đạt độ mặn dưới 2%o mới bắt đầu gieo sạ lúa 

 * Thời điểm rửa mặn:

Thời điểm rửa mặn hợp lý nhất là từ cuối tháng 7 đến tháng 8 (dương lịch), từ tháng 9 đến tháng 12 (dương lịch) là thời gian canh tác lúa.
 
 * Phương pháp rửa mặn:

+ Sử dụng nước mưa để rửa mặn:
- Theo dõi thời tiết khi trời có mưa để xổ cạn khô nước trên bề mặt ruộng hoặc xổ khô lòng mương nếu nước còn quá mặn.
- Đón các trận mưa lớn, giữ cho ngập mặt ruộng, ngâm ruộng từ 2 đến 3 đêm, sau đó lại xổ cạn như trước và lặp lại từ 3 đến 5 lần.

Theo dõi thời tiết để rút nước sau vụ tôm, chờ mưa xuống rửa mặn cho đất
Theo dõi thời tiết để rút nước sau vụ tôm, chờ mưa xuống rửa mặn cho đất 
+ Xới đất kết hợp bón vôi:
- Cày xới giúp đất tơi xốp và bón vôi đều trên mặt ruộng với liều lượng 300 - 500 kg/ha, sau đó trộn đều vôi với đất. Khi có mưa, trữ nước ngập mặt ruộng, ngâm khoảng 2 đến 3 đêm, sau đó xổ cạn và lặp lại từ 3 - 5 lần, đến khi độ mặn trong nước còn 2%o thì tiến hành gieo sạ.

Cần bố trí thời vụ nuôi tôm kết thúc sớm, từ đó có thời gian rửa mặn triệt để cho đất
Cần bố trí thời vụ nuôi tôm kết thúc sớm, từ đó có thời gian rửa mặn triệt để cho đất

* Cách xác định độ mặn để gieo sạ:
Để xác định tương đối chính xác độ mặn để gieo sạ thì sau khi áp dụng đồng bộ các biện pháp rửa mặn trên, đo độ mặn nước dưới 2%o, tiến hành rút cạn nước trên mặt ruộng, phơi khoảng 1 - 2 ngày. Tạo 1 hố giữa ruộng rộng và sâu khoảng 2 - 3 tấc, chờ nước trong đất ngấm ra, lắng trong và đo độ mặn. Nếu đo độ mặn dao động từ  2 - 3%o thì tiến hành gieo sạ. Nếu độ mặn cao hơn 2 - 3%o thì tiếp tục rửa mặn. 

Có thể bạn quan tâm