Sản phẩm cua Năm Căn - Cà Mau có thịt chắc, khỏe và thơm ngon nên được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Kim Há-TTXVN |
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Sử yêu cầu việc đầu tư phát triển mở rộng ngành hàng chủ lực nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, có liên kết vùng, chú trọng xây dựng thương hiệu, gắn với phát triển các sản phẩm du lịch, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất người dân địa phương nhằm để nâng cao hiệu quả sản xuất.Cà Mau xác định con tôm là chủ lực của ngành kinh tế nông nghiệp, do đó, tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi mạnh phương thức nuôi thâm canh, siêu thâm canh. Từ đó, góp phần tăng nhanh diện tích và sản lượng tôm nuôi của toàn tỉnh, đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Đến nay, Cà Mau đã hình thành các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng được các vùng nuôi tôm có chứng nhận trong nước và quốc tế VietGAP, Selva Shrimp…, đưa mặt hàng tôm Cà Mau có mặt tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỉnh phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD trong năm 2019. Đối với phát triển ngành hàng lúa chất lượng cao, Cà Mau cũng đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường, kết nối thông tin với các hiệp hội để cung cấp giống lúa, thị trường lúa gạo. Tỉnh tổ chức lại sản xuất và lấy các hợp tác xã làm nền tảng để liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị; sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, xây dựng vùng nguyên liệu theo nhu cầu của doanh nghiệp gắn với việc truy xuất nguồn gốc, chú trọng xây dựng thương hiệu cho lúa sản của Cà Mau. Về lĩnh vực thủy sản, Cà Mau xác định rõ các đối tượng nuôi chủ lực, đa dạng hóa các đối tượng và phương pháp nuôi, ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng khai thác thủy sản xa bờ, giảm khai thác thủy sản ven bờ. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đối với ngành hàng lúa chất lượng cao và chuối. Để phát huy tính hiệu quả trong thực hiện liên kết sản xuất, tỉnh khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; trong đó, chú trọng phát triển các nhóm nông dân hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển cánh đồng lớn, trồng lúa an toàn, lúa hữu cơ; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về trồng trọt… Qua 4 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đạt được một số kết quả nhất định trong xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn. Nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển rõ rệt và khá toàn diện, kinh tế nông nghiệp duy trì tốc độ cao, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Trong quá trình triển khai thực hiện, để phù hợp với tình hình thực tế, ngành Nông nghiệp tỉnh đã sửa đổi, loại bỏ một số ngành hàng không còn chủ lực; đồng thời, qua rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch chuyên ngành theo hướng tái cơ cấu ngành; xây dựng kế hoạch thực hiện tái cơ cấu các ngành hàng, lĩnh vực có lợi thế của mỗi địa phương, đầu tư nguồn lực để tái cơ cấu một cách toàn diện 4 ngành hàng chủ lực của tỉnh trong thời gian tới.
Kim Há