Ngày 18/11, tại Hòa Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng khối thi đua các sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng miền núi Bắc bộ năm 2022.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, đến thời điểm này toàn tỉnh có 141/160 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 52 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó riêng huyện Châu Thành có 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu (Long An có 15 huyện, thị, thành phố).
Ngày 27/12, tại số 1 đường BaCu, thành phố Vũng Tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức sự kiện trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với làng nghề truyền thống năm 2024 trong và ngoài tỉnh.
Ngày 8/4, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, vụ cháy rừng ngày 7/4 tại Lô a khoảnh 11, tiểu khu 267B thuộc địa phận Phường 3, thành phố Đà Lạt đã làm ảnh hưởng khoảng 10 ha rừng thông tự nhiên.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, vụ Hè Thu 2022, nông dân các huyện, thị ven biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang trồng trên 12.600 ha rau màu thực phẩm các loại; trong đó, có gần 2.600 ha rau màu trồng trên chân ruộng. Đến cuối tháng 8/2022, bà con đã cơ bản thu hoạch toàn bộ diện tích với sản lượng thu hoạch đạt trên 257.000 tấn rau màu hàng hóa cung ứng thị trường.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều nông sản của tỉnh bị tồn đọng, khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ngành nông nghiệp tỉnh đã có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ và bước đầu đã giới thiệu, kết nối tiêu thụ được hơn 11.000 tấn nông sản.
Để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân tại các địa phương trong những tháng cuối mùa khô năm 2021 và những năm tiếp theo, tỉnh Bình Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Tại tỉnh Yên Bái, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thực sự mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; thay đổi nhận thức và cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đang có 610 hồ chứa; trong đó, có 93 hồ đã xuống cấp, hư hỏng, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ và không đảm bảo đủ nước cho bà con gieo cấy. Nguyên nhân, xảy ra tình trạng này là do các địa phương, đơn vị quản lý hồ, đập đang thiếu nguồn vốn đầu tư, sửa chữa.
Những ngày rét nhiệt độ ngoài trời dưới 12 độ C, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân không cho trâu, bò làm việc, chăn thả tự do; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát. Cùng với đó là củng cố chuồng trại chăn nuôi, che chắn giữ khô nền chuồng, kín, ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.
Một vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại khu vực rừng phòng hộ tự nhiên ở tiểu khu 132, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Hiện trường vẫn còn hàng trăm cây cổ thụ, chủ yếu là thông 3 lá nằm la liệt, có cây lá vẫn còn xanh. Trước đó chưa đầy 1 tháng, liên tiếp trên địa bàn huyện Lạc Dương đã xảy ra nhiều vụ khai thác rừng trái pháp luật nhưng không phát hiện được thủ phạm.
Ngày 9/11, ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, ngành chức năng đang tập trung triển khai các biện pháp quản lý tạm thời loài sâu hại ăn lá dừa có tên khoa học Opisina Arenosella Wallker (còn gọi là sâu đầu đen) cho cán bộ địa phương và nông dân trồng dừa trong toàn tỉnh Bến Tre.
Vụ Đông Xuân 2020 – 2021, vùng duyên hải Gò Công (tỉnh Tiền Giang) gồm các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo có kế hoạch xuống giống gần 24.000 ha. Các địa phương phấn đấu áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh nhằm giành vụ sản xuất mới bội thu với sản lượng khoảng 152.000 tấn lúa hàng hóa.
Đến đầu tháng 10/2020, tỉnh Quảng Trị đã thu hút được 10 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với số vốn trên 860 tỷ đồng. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM-Quảng Trị tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ là dự án nông nghiệp công nghệ cao có số vốn đầu tư lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị với 371 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu nông sản FAM đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt quy hoạch xây dựng tháng 12/2019.
Hiện nay, các trà lúa Mùa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa dông rất thuận lợi cho một số sâu, bệnh cuối vụ phát sinh, gây hại. Để bảo vệ sản xuất, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tích cực thăm đồng nhằm phát hiện sâu bệnh hại, phòng trừ kịp thời.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa điều chỉnh lịch xuống giống vụ lúa Hè Thu 2020, Thu Đông – Mùa 2020 và vụ Đông Xuân 2020-2021 để “né” hạn, mặn.
Theo ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, vụ Đông Xuân 2019 - 2020, nhìn chung tỉnh Kiên Gian được mùa lúa với năng suất bình quân hiện nay đạt 7,5 tấn/ha, lúa có giá lợi nhuận khá, vì vậy vừa thu hoạch xong nông dân gieo sạ lại ngay.
Các huyện nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành... là vựa lúa, vựa trái cây đặc sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Nguồn lợi kinh tế lớn này đã giúp nông dân ổn định đời sống, nông nghiệp - nông thôn đổi mới. Gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến khu vực này. Điển hình mùa khô 2019 - 2020, lần đầu tiên, vùng trồng cây ăn trái phải đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nông dân trong tỉnh có diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân không thuận lợi về nguồn nước tưới, chuyển sang các loại cây trồng khác để tránh thiệt hại do khô hạn và nước mặn, đảm bảo thu nhập cho nông dân.
Nắng hạn gay gắt kéo dài, mực nước các sông suối, hồ đập, giếng đào trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị cạn kiệt khiến hơn 10.000 hộ dân các huyện miền núi và ven biển như Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, thị xã Sông Cầu thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Tại Ninh Thuận, hành tím củ đang được thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 38.000 – 40.000 đồng/kg, có thời điểm giá hành củ lên tới 50.000 đồng/kg; hành giống có giá từ 65.000 – 70.000 đồng/kg, mức giá cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Để đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xác định lại 4 mặt hàng chủ lực của tỉnh. Đó là, tôm, cua biển, lúa chất lượng cao và gỗ và trên cơ sở đó, địa phương tập trung đầu tư nâng tầm giá trị các sản phẩm chủ lực, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có.
Chiều 19/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, dịch tả lợn châu phi đã lan rộng ra 10/11 huyện thị, thành phố với tổng số đàn lợn bị tiêu hủy lên tới 4.280 con, với tổng trọng lượng hơn 200 tấn.
Ngày 28/5, tại thành phố Pleiku, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề về đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Trần Văn Ơn, Giảng viên cao cấp trường Đại học Dược Hà Nội, cố vấn chương trình Mỗi xã một sản phẩm Quốc gia.
Nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản chủ lực, các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, sáng 26/5, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đã tổ chức khai mạc Ngày hội vải thiều Thanh Hà năm 2019.
Bắc Kạn có nhiều lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp tại địa phương vẫn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng việc kêu gọi, tạo cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp.
Tính đến ngày 2/5, tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và xử lý 11 ổ dịch tả lợn châu Phi, tổ chức tiêu hủy 142 con lợn, tổng trọng lượng 7,2 tấn. Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 5 xã của 3 huyện, thành phố trên cả tỉnh.
Năm 2019, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch chuyển đổi khoảng 7.400 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây ăn trái và nuôi thủy sản; trong đó hơn 5.700 ha được ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, màu thực phẩm, lạc…; gần 550 ha chuyển sang trồng cây ăn trái và 240 ha trồng dừa; diện tích còn lại được khuyến khích trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản.
Gần một tháng nay, vùng nuôi tôm hùm ở Vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) xảy ra tình trạng tôm hùm chết. Có ngày lượng tôm hùm chết lên đến 2 tấn.