Trong điều kiện nước ngọt thượng nguồn sông Mekong không đổ về nên khả năng tháng 3, tháng 4 không có mưa nên hạn hán gay gắt, mặn xâm nhập sâu, không nguồn nước bổ sung, thiếu nước tưới cho các trà lúa Hè Thu sớm là rất cao.
Mặt khác, thời gian cho đất nghỉ giữa 2 vụ không đảm bảo 3 tuần sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh vụ trước lây lan sang, rơm rạ chưa hoai mục dễ gây ngộ độc hữu cơ trên đồng đất. Từ đó, cây lúa sinh trưởng và phát triển kém năng suất thấp, lúa bị ngộ độc mặn, ngộ độc hữu cơ.
Đó còn chưa kể, hiện nay do lúa vụ Đông Xuân đang thu hoạch rộ nên rầy nâu sẽ di trú sang trà lúa gieo sạ sớm không theo lịch khuyến cáo với mật độ cao dễ dẫn đến xảy ra cháy rầy.
“Ngành nông nghiệp tỉnh kết hợp với các địa phương tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tuân thủ lịch thời vụ gieo trồng vụ lúa Hè Thu 2020 để giảm thiểu thiệt hại do điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh gây ra.
Sở theo dõi sát tình hình khí tượng thủy văn để kịp thời chỉ đạo và thông báo cho người dân biết phòng tránh, ứng phó và chủ động sản xuất; chỉ đạo đơn vị trực thuộc vận hành hệ thống thủy lợi chặt chẽ để ngăn mặn và giữ ngọt, hướng dẫn nông dân sản xuất, canh tác trong điều kiện hạn, mặn.”, ông Nhựt nhấn mạnh.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang, sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân 2019 - 2020, không tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nhiều nông dân xuống giống ngay lúa Hè Thu, đến nay gần 20.000 ha, tập trung ở các huyện Giang Thành, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Hòn Đất, Châu Thành.
Hiện, các trà lúa đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh trong tình hình hạn hán, xâm nhiễm mặn diễn biến phức tạp và khó lường, nguy cơ thiếu nước tưới tiêu rất cao. Trong khi đó, nhiều nông dân vừa thu hoạch xong lúa Đông Xuân tiếp tục làm đất để gieo sạ lúa Hè Thu sớm.
Trong một diễn biến khác, đến thời điểm này, diện tích lúa Đông Xuân 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bị ảnh hưởng do hạn, mặn hơn 4.220 ha; trong đó, khoảng 1.550 ha thiệt hại dưới 30%, hơn 1.800 ha thiệt hại 30 - 70% và diện tích còn lại thiệt hại 70 - 100%, tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh Thượng, Hòn Đất và Kiên Lương.
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các huyện và thành phố, nhất là những địa phương có diện tích lúa bị ảnh hưởng, thiệt hại tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời. Đặc biệt chú trọng xâm nhiễm mặn để đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt và vận hành hệ thống cống thủy lợi phù hợp, hiệu quả, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp ngăn chặn, tuyên truyền, vận động nông dân không xuống giống sớm vụ lúa Hè Thu 2020 và gieo sạ theo lịch thời vụ, sản xuất an toàn, hiệu quả.
Mặt khác, thời gian cho đất nghỉ giữa 2 vụ không đảm bảo 3 tuần sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh vụ trước lây lan sang, rơm rạ chưa hoai mục dễ gây ngộ độc hữu cơ trên đồng đất. Từ đó, cây lúa sinh trưởng và phát triển kém năng suất thấp, lúa bị ngộ độc mặn, ngộ độc hữu cơ.
Đó còn chưa kể, hiện nay do lúa vụ Đông Xuân đang thu hoạch rộ nên rầy nâu sẽ di trú sang trà lúa gieo sạ sớm không theo lịch khuyến cáo với mật độ cao dễ dẫn đến xảy ra cháy rầy.
“Ngành nông nghiệp tỉnh kết hợp với các địa phương tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tuân thủ lịch thời vụ gieo trồng vụ lúa Hè Thu 2020 để giảm thiểu thiệt hại do điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh gây ra.
Sở theo dõi sát tình hình khí tượng thủy văn để kịp thời chỉ đạo và thông báo cho người dân biết phòng tránh, ứng phó và chủ động sản xuất; chỉ đạo đơn vị trực thuộc vận hành hệ thống thủy lợi chặt chẽ để ngăn mặn và giữ ngọt, hướng dẫn nông dân sản xuất, canh tác trong điều kiện hạn, mặn.”, ông Nhựt nhấn mạnh.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang, sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân 2019 - 2020, không tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nhiều nông dân xuống giống ngay lúa Hè Thu, đến nay gần 20.000 ha, tập trung ở các huyện Giang Thành, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Hòn Đất, Châu Thành.
Hiện, các trà lúa đang giai đoạn mạ, đẻ nhánh trong tình hình hạn hán, xâm nhiễm mặn diễn biến phức tạp và khó lường, nguy cơ thiếu nước tưới tiêu rất cao. Trong khi đó, nhiều nông dân vừa thu hoạch xong lúa Đông Xuân tiếp tục làm đất để gieo sạ lúa Hè Thu sớm.
Trong một diễn biến khác, đến thời điểm này, diện tích lúa Đông Xuân 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bị ảnh hưởng do hạn, mặn hơn 4.220 ha; trong đó, khoảng 1.550 ha thiệt hại dưới 30%, hơn 1.800 ha thiệt hại 30 - 70% và diện tích còn lại thiệt hại 70 - 100%, tập trung chủ yếu ở các huyện U Minh Thượng, Hòn Đất và Kiên Lương.
Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các huyện và thành phố, nhất là những địa phương có diện tích lúa bị ảnh hưởng, thiệt hại tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời. Đặc biệt chú trọng xâm nhiễm mặn để đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt và vận hành hệ thống cống thủy lợi phù hợp, hiệu quả, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp ngăn chặn, tuyên truyền, vận động nông dân không xuống giống sớm vụ lúa Hè Thu 2020 và gieo sạ theo lịch thời vụ, sản xuất an toàn, hiệu quả.
Lê Huy Hải