Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo ở các tỉnh Bắc Bộ, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát triển và gây hại tăng trên những diện tích lúa chưa phòng trừ, phun trừ kém hiệu quả, nhất là trên những diện tích xanh tốt, bón thừa đạm tại các tỉnh ven biển, đồng bằng sông Hồng.
Hiện nay, nhiều nhà vườn tại “thủ phủ điều” Bình Phước đang trong thời kỳ ra bông, đậu trái và nuôi trái. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời tiết bất lợi xuất hiện nhiều sâu bệnh “tấn công” khiến nhiều nhà vườn đối mặt với nguy cơ mất mùa.
Vụ lúa Hè Thu năm nay, tỉnh Đồng Tháp xuống giống 186.741 ha/186.500 ha, diện tích thu hoạch hơn 100.000 ha, có hơn 16.000 ha lúa bị nhiễm sâu bệnh, nhiều nhất là rầy phấn trắng chiếm diện tích 7.700 ha.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, do thời tiết thuận lợi, trời nhiều mây, ẩm độ không khí cao nên nhiều đối tượng sinh vật dịch hại trên lúa tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh cần tăng cường điều tra phát hiện dự tính dự báo và theo dõi chặt các đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa; tổ chức phòng trừ kịp thời ở những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ hại cao, khi còn trên diện hẹp.
Những "kẻ săn mồi" tự nhiên như chim, bọ cánh cứng và côn trùng có thể là một lựa chọn thay thế hiệu quả cho thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu quần thể sâu bệnh hại mùa màng đồng thời tăng năng suất cây trồng.
Trước tình trạng nguồn sinh vật gây hại trên cây trồng có thể phát sinh, lây lan trên diện rộng và có nguy cơ bùng phát thành dịch, ngày 4/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, trừ sinh vật hại trên cây trồng để chủ động phòng, trừ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 gây mưa lớn trên diện rộng, một số diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng đã tạo môi trường thuận lợi cho bệnh hại phát sinh gây hại. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có văn bản gửi các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố hướng dẫn các biện pháp nhằm tập trung, chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, hạn chế tối đa những thiệt hại cho cây trồng do thiên tai gây ra, kịp thời khôi phục lại sản xuất.
Hiện nay, nhiều diện tích cây trồng vụ Xuân trên địa bàn tỉnh Lai Châu bị sâu bệnh gây hại. Ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thăm đồng, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, góp phần bảo đảm năng suất, chất lượng cây trồng.
Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng. Gieo cấy các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn. Kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ thích hợp.
Theo ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, vụ Đông Xuân 2019 - 2020, nhìn chung tỉnh Kiên Gian được mùa lúa với năng suất bình quân hiện nay đạt 7,5 tấn/ha, lúa có giá lợi nhuận khá, vì vậy vừa thu hoạch xong nông dân gieo sạ lại ngay.
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vụ Hè Thu 2019, các tỉnh phía Nam đã xuống giống được gần 857.000 ha. Hiện nay, trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và đòng trổ.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay bệnh đạo ôn đã và đang gây hại cho diện tích lúa vụ Chiêm Xuân năm 2019 tại 20/27 huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậy, nếu không phòng trừ kịp thời thì nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông lây lan, gây hại là rất cao.
Tại An Giang vẫn còn nhiều trà lúa cùng một tiểu vùng là cầu nối cho các đối tượng sâu, bệnh hại lưu tồn và bộc phát gây hại cho các vụ sản xuất tiếp theo. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đã khuyến cáo các giống lúa như: Om4218, IR50404, Jasmine 85, Om2514, OM5451, OM6073, nàng hoa 9, Đài thơm 9, RVT... nhiễm sâu, bệnh khiến nguy cơ lớn dịch hại bộc phát ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, do thời tiết ấm, độ ẩm cao, hiện nay, bệnh đạo ôn đã xuất hiện và đang gây hại cho diện tích lúa vụ Chiêm Xuân 2019. Nếu không phòng trừ kịp thời thì nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông lây lan, gây hại là rất cao.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang cảnh báo rầy nâu có khả năng bùng phát gây hại lúa Đông Xuân 2018 - 2019 ở một số vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
Ngày 15/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết, đã nhận được báo cáo kết quả khảo sát, phân tích mẫu dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai của Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Kết quả cho thấy, hai nguyên nhân sâu bệnh và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật khiến cho dứa thối bất thường được loại trừ.
Theo phản ánh của người dân trồng bưởi da xanh tại xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện có rất nhiều diện tích bưởi da xanh trên địa bàn bị nhiễm các bệnh vàng lá và thối rễ, các sâu hại tấn công như: bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện trắng, nhện đỏ tấn công vườn bưởi. Khiến người trồng bưởi đang rất vất vả, lao đao tìm cách chữa bệnh cho cây.
Qua nhiều năm điều tra, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã xác định tập tính của những loài sâu bệnh gây hại cây lâm nghiệp với nhiều mức độ khác nhau, từ đó, triển khai từng mô hình thí nghiệm để hoàn chỉnh quy trình phòng trừ kịp thời.
Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã thiết lập hệ thống bản đồ phân bố dịch hại trên cây dâu tây thông qua ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý), làm cơ sở đưa ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả, kịp thời.