Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng xác định có 9 loài sâu gây hại trên cây mai anh đào Đà Lạt. |
Mỗi cây nhiều loài sâu
Sau 8 kỳ điều tra (mỗi quý 1 kỳ) các nhóm cây tre trúc (mạnh tông và tầm vông) sinh trưởng trên 30ha ở xã An Nhơn, Đạ Tẻh, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã xác định thành phần sâu bệnh gồm 9 loài: vòi voi, bọ xít, cào cào, mối, rệp hại măng, dế dũi, bọ hung nâu lớn, sâu cuốn lá và kiến, gây hại với 3 loại bệnh chính là bệnh bồ hóng, bệnh sọc tím và bệnh vàng lá. Kế tiếp trong giai đoạn 2011 - 2014, Chi cục tiến hành điều tra trên cây cao su của các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai và Đạ Tẻh theo phương pháp mỗi huyện chọn 10 vườn tiểu điền, mỗi vườn thực hiện 5 điểm cố định theo hướng chéo gốc - đã “nhận diện” 3 loài sâu bệnh (câu cấu, nhện đỏ và rệp vảy) sinh sống bằng cách phá hoại các bộ phận thân, cành, lá và 3 loài (2 loài sùng trắng và 1 loài mối) gây hại bộ rễ cây và môi trường dinh dưỡng dưới mặt đất. Đa số những loại côn trùng ở đây có khả năng lây lan nhiễm bệnh đối với cây cao su ở mức độ trung bình nặng như bệnh rụng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nấm hồng và bệnh phấn trắng; số côn trùng còn lại thường gây hại mức độ nhẹ là các bệnh đốm mắt chim, rụng lá mùa mưa, loét, thối, mốc và khô miệng cạo. Các loại giống cây cao su sinh trưởng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh như RRIV 4, PB 260, Lai hoa, PB 235… thường mẫn cảm với những loài sâu bệnh này.
Sau 8 kỳ điều tra (mỗi quý 1 kỳ) các nhóm cây tre trúc (mạnh tông và tầm vông) sinh trưởng trên 30ha ở xã An Nhơn, Đạ Tẻh, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã xác định thành phần sâu bệnh gồm 9 loài: vòi voi, bọ xít, cào cào, mối, rệp hại măng, dế dũi, bọ hung nâu lớn, sâu cuốn lá và kiến, gây hại với 3 loại bệnh chính là bệnh bồ hóng, bệnh sọc tím và bệnh vàng lá. Kế tiếp trong giai đoạn 2011 - 2014, Chi cục tiến hành điều tra trên cây cao su của các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai và Đạ Tẻh theo phương pháp mỗi huyện chọn 10 vườn tiểu điền, mỗi vườn thực hiện 5 điểm cố định theo hướng chéo gốc - đã “nhận diện” 3 loài sâu bệnh (câu cấu, nhện đỏ và rệp vảy) sinh sống bằng cách phá hoại các bộ phận thân, cành, lá và 3 loài (2 loài sùng trắng và 1 loài mối) gây hại bộ rễ cây và môi trường dinh dưỡng dưới mặt đất. Đa số những loại côn trùng ở đây có khả năng lây lan nhiễm bệnh đối với cây cao su ở mức độ trung bình nặng như bệnh rụng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh nấm hồng và bệnh phấn trắng; số côn trùng còn lại thường gây hại mức độ nhẹ là các bệnh đốm mắt chim, rụng lá mùa mưa, loét, thối, mốc và khô miệng cạo. Các loại giống cây cao su sinh trưởng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh như RRIV 4, PB 260, Lai hoa, PB 235… thường mẫn cảm với những loài sâu bệnh này.
Ngoài ra, trong 5 năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã hoàn thành việc điều tra, phát hiện các loài sâu bệnh hại trên từng loài cây lâm nghiệp khác như: rừng keo trồng ở Đạ Huoai và Đam Rông có 13 loài sâu gây nhiễm 5 loại bệnh phấn trắng, bồ hóng, khô cành, nấm hồng và xì mủ thân; các khu vườn mắc ca trên các địa bàn Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà đã “lên danh mục” 11 loài sâu “gieo rắc” 4 loại bệnh (xì mủ thân, chổi rồng, khô ngọn, cháy lá), đồng thời đã phát hiện 3 loài thiên địch (bọ ngựa xanh, bọ xít, nhện nhưng vẫn còn ở mức độ thấp). Những hàng cây mai anh đào ở 5 đường phố trung tâm thành phố Đà Lạt đã xuất hiện 9 loài sâu (sâu chùa, sâu gấp lá, sâu róm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, bọ hung nâu, mối hại rễ, bọ nẹt xanh và sâu ăn lá) với 5 loại bệnh (xì mủ thân, khô cành, mục vỏ, thối ngọn, thối vỏ).
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phòng trừ
Theo điều kiện sinh thái của từng loại cây lâm nghiệp phát sinh sâu bệnh, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã xây dựng và khuyến cáo các quy trình ứng dụng khoa học kỹ thuật để phòng trừ đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, với cây keo lá tràm, Chi cục đã thí nghiệm trên 4ha áp dụng các biện pháp lâm sinh (phát dọn thực bì, chặt toàn bộ những cây bị nhiễm bệnh gom ra chỗ trống để đốt). Đồng thời xử lý phun thuốc bảo vệ thực vật nồng độ cao, hòa tan trong nước với các liều lượng từ 1.200 - 1.400 lít/ha (các loại thuốc Champion 77 WP, Validan 5 DD, Tung vali 3SL, Tilt super 30EC, phun 2 lần - mỗi lần cách nhau 10 ngày) và từ 1.400 - 1.600 lít/ha (thuốc Vymonyl 72 WP hay thuốc Amistar top 325 SC, phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày), đã có tác dụng khá cao trong phòng trừ bệnh nấm hồng và bệnh khô cành. Với cây cao su, Chi cục đã kết thúc thí nghiệm 4 mô hình/2ha ở xã Đạ Kho, Đạ Tẻh và 15 mô hình/12ha ở xã Đoàn Kết, Đạ Huoai, sau đó thông qua quy trình bơm phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ tổng hợp các loại bệnh hại tương ứng như: Anvil 5SC, Callihex 50EC, Antracol 70 WP (bệnh rụng lá); Sulox 80 WP, Carbenzim 50FL, Binhnavil 50SC (bệnh phấn trắng); Carban 50SC, Carbenzim 50FL, Anvil 5SC (bệnh héo đen đầu lá); Phytocide 50WP, Vimonyl 72 WP, Ridomil Gold 68 WP (bệnh loét sọc mặt cạo); Tilt super 300EC, Anvil 5SC, Tung vali 3SL (bệnh nấm hồng). Hoặc cây mai anh đào Đà Lạt được áp dụng các biện pháp lâm sinh bên cạnh sử dụng các loại thuốc phun gồm: Actinovate 1SP, Anvil 5SC (bệnh khô cành); Aliette 800WP, Agri-fos 400 (bệnh xì mủ). Ngoài ra, còn có thể thực hiện biện pháp canh tác kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc như: Anvil 5SC để hạn chế bệnh khô ngọn trên cây thông 3 lá; thuốc Tungcydan 55EC, Diazol 10GR, Diazan 50EC để phòng trừ sâu đục thân cây mắc ca.
Những kết quả điều tra dự báo sâu bệnh gây hại cây lâm nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng trừ nói trên, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã tổ chức tập huấn, hội thảo, chuyển giao cho gần 200 điều tra viên thuộc hàng chục đơn vị quản lý rừng và đông đảo người nông dân sản xuất nông - lâm kết hợp trên địa bàn.
Báo Lâm Đồng