Theo quy hoạch, huyện Khánh Sơn được định hướng phát triển theo mô hình tiểu đô thị sinh thái núi rừng, ưu tiên phát triển và xây dựng các đô thị có mật độ cây xanh sinh thái cao, thân thiện với thiên nhiên, tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và hệ thống rừng đặc trưng.
Để phát triển và nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, UBND tỉnh Long An đã có nhiều định hướng để các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã được phát huy một cách hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi vịt theo công nghệ sạch quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những mô hình này, các hộ dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến về con giống, thức ăn, phương pháp chăn nuôi hiện đại; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉnh Hậu Giang xác định phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí. Theo đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hợp lý hạ tầng thủy lợi phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái. Nhiều nông dân của tỉnh đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Trên địa bàn tỉnh bắt đầu có nhiều mô hình thuận thiên, thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng Chó Ngáp (cánh đồng rộng hàng nghìn ha trải dài trên 2 xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được chọn làm Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng giờ đây, gần nửa thế kỷ sau Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, "năn, lác" – những loài cỏ dại đã một thời ngự trị nơi này, đang nhường chỗ cho con tôm – cây lúa, những sản vật đã và đang đem đến cho người dân đời sống ấm no, sung túc.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản để ứng phó với tác động xấu của biến đổi khí hậu, nhất là tình hình nắng nóng gay gắt như hiện nay. Mô hình sản xuất này vừa đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.
Mô hình học bán trú bậc mầm non, tiểu học tại Gia Lai đang được triển khai thuận lợi bỗng dưng “đứt gánh giữa đường” do phải thực hiện theo Công văn số 260/SGDĐT-KHTC của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai. Từ đó, việc học bán trú của các em học sinh bị tạm dừng khiến nhiều phụ huynh nhốn nháo tìm phương án đưa đón con, sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo giờ giấc công việc và học hành của con cái.
Vụ Xuân năm 2024, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh triển khai mô hình trồng khảo nghiệm giống ngô cao sản NK6275 tại xã Quảng Đức với tổng diện tích 16,3 ha.
Tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án "Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và phòng ngừa nghiện ma túy đối với nhóm người có nguy cơ cao và người sử dụng trái phép chất ma túy" trên địa bàn.
Thời gian qua, mô hình lúa- ôm được tỉnh Bạc Liêu ưu tiên phát triển, bởi đây là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Hiện, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh tại nhiều khu vực để chủ động điều tiết nước, ngăn mặn, trữ ngọt nên mô hình này càng phát huy hiệu quả.
Các xã, phường ven biển tỉnh Bình Định đã thành lập nhiều tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển với mục đích tăng năng suất khai thác hải sản, tạo mối gắn kết, tương trợ lẫn nhau. Qua đó, yên tâm bám biển làm giàu, góp phần giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau 5 năm hoạt động, Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú không chỉ là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương mà còn đi đầu trong thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực. Thành viên Câu lạc bộ thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, lan tỏa cách làm giàu đến các hộ nông dân.
Thời gian qua, Công ty TNHH Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tham gia xây dựng vùng nuôi tôm trên địa bàn xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ASC (lúa - tôm). Mô hình này được địa phương đánh giá cao, mang lại hiệu quả tốt trong sản xuất.
Tỉnh Hưng Yên hiện có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như nhà kính có hệ thống điều chỉnh tự động, thiết bị cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả là ví dụ điển hình cho sự hiệu quả đó.
Những năm gần đây, nuôi sò huyết trong vuông tôm giúp nhiều nông hộ ở vùng phía Nam quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu nâng cao thu nhập. Lợi nhuận bình quân mà mô hình này mang lại khoảng 100 triệu/ha/năm. Trong điều kiện giá tôm sụt giảm sâu, sò huyết trở thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân có cuộc sống khá giả. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cũng đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình ở những nơi có đủ điều kiện, theo hướng đa dạng các loài thủy sản trên cùng diện tích.
Được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã thành công với mô hình ghép cá chép trong ao. Mô hình này không chỉ tăng năng suất, chất lượng mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng là nơi đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số quan trọng cho tỉnh. Bên cạnh việc giáo dục toàn diện, nhà trường còn đổi mới trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, trong đó có hoạt động của mô hình “Mỗi thầy cô giáo nhận đỡ đầu từ một học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường”. Mô hình này đã được tôn vinh là một trong các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, năm 2023, việc chuyển đổi đất trồng mía, trồng lúa kém hiệu quả kinh sang nuôi thủy sản, cây ăn trái và chuyên rau màu đã đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần cho nông dân. Đặc biệt, mô hình trồng chuyên rau màu thực phẩm cho nông dân thu nhập 120 - 130 triệu đồng/ha/năm.
Ngành nông nghiệp và Hội Nông dân Sóc Trăng đang đẩy mạnh chuyển giao xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh-sạch-hiệu quả cho nhà nông. Nhờ đó, nông dân Sóc Trăng từng bước nắm bắt khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình được nhân rộng và ngày càng đem lại thu nhập cao cho các nông hộ.
Thời gian này, tại các cánh đồng vùng trũng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân thực hiện mô hình nuôi cá trên ruộng lúa vào mùa nước nổi. Đây là mô hình được bà con áp dụng nhiều năm qua, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chiều 19/10, Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức phát động nhân rộng thực hiện mô hình “Chuyến xe kế hoạch nhỏ - Phân loại rác thải - gây quỹ giúp bạn năm 2023” trong 18 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố. Hoạt động góp phần khuyến khích, nâng cao nhận thức của thanh thiếu nhi trong việc phân loại, phòng, chống rác thải; thay đổi thói quen, hành động bảo vệ môi trường.
Hơn 10 năm qua, nông dân Nguyễn Thị Thanh Tâm (sinh năm 1970, ở thôn Thái Hòa, xã Bình Định, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ chăn nuôi lợn sạch với quy trình khép kín. Chị Tâm đã được UBND xã Bình Định, UBND huyện Kiến Xương, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ghi nhận, khen thưởng về hiệu quả của cách chăn nuôi quy mô lớn này. Đặc biệt, chị vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023".
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có nhiều mô hình dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu, như mô hình liên kết lúa theo chuỗi giá trị lúa gạo; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế; mô hình cánh đồng mẫu ở huyện Tháp Mười; dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (TRVC)"...
Ngày 25/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra, tham quan các mô hình kinh tế do Trung tâm triển khai tại một số địa phương ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế được người dân hưởng ứng, tích cực tham gia.
Sạt lở đất đá là một loại hình thiên tai nguy hiểm, phức tạp, khó dự báo, thường xuyên xảy ra ở các sông suối nhỏ miền núi, đặc biệt là các khu vực miền núi Việt Nam, đôi khi xảy ra ở các lưu vực đô thị, trung tâm dân cư, kinh tế. Sạt lở đất đá, lũ bùn đá đang xuất hiện với cường độ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây và gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã vận động người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, hàng hóa.
Sinh ra và lớn lên ở vùng biển, chứng kiến nạn ô nhiễm rác thải nhựa từ sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của ngư dân địa phương, sinh viên Ngô Hoàng Thịnh (tỉnh Khánh Hòa) đã nghiên cứu, sáng tạo mô hình tàu vớt rác hai thân, tích hợp năng lượng mặt trời. Sản phẩm đoạt giải Ba Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2022 - 2023 của Trường Đại học Nha Trang.
Thích ứng, nhạy bén với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường, các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác… tại Gia Lai đã và đang “lột xác” mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Gia Lai đã vươn đến các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Với ý tưởng sáng tạo làm đèn từ ống tre, anh Hà Văn Thời, ở bản Đông, xã Mường Than, huyện Than Uyên (Lai Châu) quyết định khởi nghiệp từ chính niềm đam mê với sản phẩm thủ công này. Đến nay, các sản phẩm của anh làm ra rất phong phú, đa dạng, thân thiện môi trường và được khách hàng trong, ngoài nước ưa chuộng.