Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn

Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã vận động người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, hàng hóa.

Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn ảnh 1Toàn huyện Than Uyên hiện có 66 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó 50 cơ sở chăn nuôi trâu, bò với quy mô 20 con trở lên. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Đến nay, Lai Châu xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Từ đó, giúp bà con có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tại huyện Than Uyên, từ 5 năm trở lại đây, tận dụng đất đai rộng rãi, khí hậu phù hợp bà con nhân dân đã từng bước đầu tư chuồng trại, trồng cỏ voi để chăn nuôi gia súc với số lượng lớn. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 07 của HĐND tỉnh Lai Châu quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025 đã giúp nhiều hợp tác xã, hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Than Uyên có thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn gia súc; phát triển mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn ảnh 2Toàn huyện Than Uyên hiện có 66 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó 50 cơ sở chăn nuôi trâu, bò với quy mô 20 con trở lên. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Than Uyên cho biết, Nghị quyết 07 được triển khai trên địa bàn huyện Than Uyên từ năm 2021. Ngay sau khi nghị quyết ban hành, phòng đã tham mưu cho UBND huyện tuyên truyền đến các xã, hộ dân thực hiện hầu hết nội dung của chính sách. Nghị quyết hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi là một trong những chính sách được rất nhiều xã quan tâm.

Đến thời điểm này có nhiều cơ sở, cá nhân, hợp tác xã được hỗ trợ về chuồng trại và chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung. Bên cạnh việc làm chuồng trại huyện còn làm thêm bioga, đệm lót sinh học, trồng cỏ chăn nuôi nhằm tận dụng tối đa nguồn thức ăn và đảm bảo môi trường trong chăn nuôi tập trung.

Năm 2022, gia đình chị Vàng Thị Quyết, ở bản Sân Bay, xã Phúc Than được nhận hỗ trợ 40 triệu đồng từ Nghị quyết 07. Với số tiền được hỗ trợ, chị Quyết đã đầu tư làm chuồng trại kiên cố với hệ thống máng ăn, nước uống, quạt và xử lý chất thải khoa học để chị nuôi 24 con bò, 6 con trâu và trồng 6.000m2 cỏ voi. Nhờ chăm sóc tốt, gia đình chị vừa bán 12 con bò giống và hiện đang chuẩn bị trồng thêm 6.000m2 cỏ, để đảm bảo điều kiện nuôi nhốt.

Chị Vàng Thị Quyết, bản Sân Bay, xã Phúc Than, huyện Than Uyên chia sẻ, được sự hỗ trợ của Nhà nước 40 triệu đồng, mà gia đình mình có điều kiện đầu tư chuồng trại chăn nuôi kiên cố. Từ đó, giúp gia đình mình có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thực hiện Nghị quyết 07, huyện Than Uyên được giao tổng kinh phí trên 16 tỷ đồng, triển khai thực hiện 9 nội dung. Trong đó, có hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ trồng cỏ và các loại cây thức ăn gia súc.

Đến nay, huyện đã hỗ trợ kinh phí làm mới trên 2.000 m2 chuồng trại chăn nuôi tập trung cho các hợp tác xã và hộ chăn nuôi tại các xã: Phúc Than, Mường Than, Tà Mung, Khoen On. Hỗ trợ kinh phí trồng mới trên 33ha cỏ phục vụ chăn nuôi và 300m3 Biogas.

Với việc triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển ổn định đàn vật nuôi và cộng hưởng từ những ưu đãi từ Nghị quyết 07, góp phần đổi thay tư duy sản xuất của nông hộ. Nhờ đó, năm 2022 tốc độ tăng đàn gia súc của huyện đạt 7,7%.

Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn ảnh 3Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, người dân huyện Than Uyên tập trung xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Toàn huyện hiện có 66 cơ sở chăn nuôi tập trung, trong đó 50 cơ sở chăn nuôi trâu, bò (quy mô 20 con trở lên); 12 cơ sở chăn nuôi lợn (quy mô 60 con trở lên); 4 cơ sở chăn nuôi gia cầm (quy mô 500 con trở lên). Tổng diện tích trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc ước đạt 227ha. Trên 90% tại các hộ gia đình chăn nuôi đại gia súc, có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo phòng, chống rét và có dự trữ thức ăn trong vụ đông.

Tại huyện Nậm Nhùn, nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững, một trong những hướng đi mà huyện Nậm Nhùn đã và đang triển khai thực hiện đó là phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung. Đến thời điểm này, toàn huyện hình thành nhiều trang trại chăn nuôi gia súc với quy mô lớn.

Gia đình anh Mào Văn Khoen ở bản Mường Mô, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn là một trong những hộ dân chăn nuôi gia súc lớn của bản, của xã. Tận dụng diện tích đất trống, gia đình anh Khoen đầu tư làm chuồng trại, trồng hơn 1 ha sắn, ngô, cây khoai để làm thức ăn cho gia súc. Mỗi năm, gia đình anh Khoen có thêm thu nhập khoảng 150 triệu đồng từ việc xuất bán trâu, bò, lợn thương phẩm ra ngoài thị trường.

Không chỉ có gia đình anh Khoen mà nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã của huyện Nậm Nhùn đã bắt đầu thay đổi tư duy chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung hướng hàng hoá thị trường, nhất là phát triển đại gia súc gắn với việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ với các loại cây trồng ngắn ngày, rau màu và mở rộng vùng trồng cây ăn quả tại một số xã như: Nậm Hàng, Hua Bum, Mường Mô…

Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn ảnh 4Người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung hàng hóa, hết năm 2022 tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đạt 7,7%. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN 

Ông Nguyễn Thành Đồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho hay, nhằm thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc, hàng năm huyện Nậm Nhùn giao chỉ tiêu cho từng xã về phát triển số lượng đàn vật nuôi; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo công tác phòng bệnh và vệ sinh môi trường.

Cùng đó, huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách phòng chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi. Tổ chức tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Năm 2022, thực hiện Chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 07, 11 của HĐND tỉnh Lai Châu về quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, kéo dài thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, huyện Nậm Nhùn đã hỗ trợ các hộ dân, hợp tác xã làm chuồng trại chăn nuôi tập trung với tổng kinh phí trên 2,6 tỷ đồng; trồng 380.000 m2 cỏ, 54 m3 hầm biogas.

Nhờ việc phát triển chăn nuôi đại gia súc đã góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển, nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Hết năm 2022, huyện Nậm Nhùn có thu nhập bình quân đạt trên 33 triệu đồng/người/năm.

Có thể thấy, với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành chăn nuôi của tỉnh Lai Châu đã từng bước thay đổi phương thức từ chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát, chăn nuôi tập trung. Từ đó, góp phần giúp người dân nâng cao đời sống vật chất, tạo công ăn việc làm, ổn định an ninh trật tự, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Lai Châu: Nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn ảnh 5Người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung hàng hóa, hết năm 2022 tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đạt 7,7%. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN phát

Thời gian tới, Lai Châu tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Tỉnh cũng ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cấp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất.

Cùng với đó, Lai Châu tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, bền vững; tăng cường chuyển đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất gắn với phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Lai Châu phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 5%/năm; đến năm 2025, toàn tỉnh đạt 389.600 con gia súc, trên 36 cơ sở chăn nuôi trâu, bò, 28 cơ sở chăn nuôi lợn và 12 cơ sở chăn nuôi dê.

Việt Hoàng - Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Ngày 13/1, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện biên giới Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong đêm 12/1 và rạng sáng 13/1 trên địa bàn các thôn Vịn, Đục có nền nhiệt độ xuống khoảng 2 độ C, làm xuất hiện băng trên thảm thực vật.

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Trong đêm 12, rạng sáng 13/1, nền nhiệt ở nhiều khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An xuống thấp dưới 10 độ C, cá biệt có nơi chạm ngưỡng -2 độ C khiến nhiều bản làng xuất hiện băng giá bao phủ.

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số vùng biển đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Cụ thể, tại trạm Phú Quý đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 9; trạm Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; trạm Song Tử Tây có gió giật mạnh cấp 8.

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Đây là hoạt động thiết thực, nhân văn thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với người dân, qua đó lan tỏa tinh thần sẻ chia, tinh thần "lá lành đùm lá rách"; kêu gọi toàn xã hội tích cực hỗ trợ người yếu thế, giúp họ có thêm niềm vui bước vào năm mới.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng địa phương cùng nhân dân đã triển khai đồng bộ các biện pháp chữa cháy và dập tắt hoàn toàn vụ cháy xảy ra trên diện tích được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, thuộc địa bàn xã Tân Thanh và xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Ngày 12/1, tại xã biên giới Lao Chải, UBND huyện Vị Xuyên và Quỹ Next-G Vì tương lai, Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú phối hợp khánh thành điểm trường biên giới xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và trao trên 300 suất quà Tết cho học sinh biên giới. Không khí nhộn nhịp và ấm áp bao phủ khắp điểm trường Bản Phố, bất chấp cái lạnh buốt giá ở xã biên giới Lao Chải. Các giáo viên, học sinh cùng người dân nơi đây rất phấn khởi khi công trình điểm trường được đưa vào sử dụng.

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An tiếp tục rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 13-16 độ C; khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 15-18 độ C.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình "Tết ấm tình thân - Xuân thêm hạnh phúc và Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên, tín đồ tôn giáo năm 2025" tại xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai).

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là Cửa khẩu đường bộ có lưu lượng lớn người và hàng hóa lưu thông, ra vào khu vực thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu mỗi ngày. Vì vậy, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Lực lượng kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa các loại dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ hành khách xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa và phương tiện lưu thông qua đây.

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Ngày 10/1, lực lượng chức năng thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra đám cháy rừng, tuy nhiên, do trời hanh khô kèm gió lớn nên gây khó khăn cho việc khống chế đám cháy. Các lực lượng chức năng tích cực phối hợp để dập tắt đám cháy.

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" năm 2025 được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) và các đơn vị, tổ chức, cá nhân tổ chức tại xã Bù Gia Mập, nhằm chăm lo cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong dịp Tết, mang lại cái Tết đầy đủ và ấm áp.

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Ngày 9/1, tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội đồng đội tỉnh Sơn La phối hợp với một số đơn vị, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.