Là tỉnh vùng cao, núi đá nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang nổi tiếng với khí hậu khắc nghiệt trong mùa đông, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại kèm mưa phùn, nhiệt độ xuống rất thấp. Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày giá rét, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tăng cường các biện pháp phòng chống đói rét, giữ ấm cho đàn vật nuôi.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh từ tháng 12/2024 - 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá xuất hiện trên diện rộng gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây cũng là thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Vì vậy các hộ chăn nuôi cũng liên tục tăng đàn vật nuôi. Điều này đồng nghĩa dịch bệnh dễ phát sinh. Do đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản đưa tin theo phân tích của một nhóm các nhà nghiên cứu nước này, gia súc nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 có thể dễ dàng lây truyền sang người hơn so với vật chủ mang mầm bệnh là gia cầm.
Thời điểm mùa mưa, gia súc, gia cầm rất nhạy cảm với dịch bệnh, đây cũng là thời điểm nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, công tác quản lý, giám sát và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chức năng và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chặt chẽ.
Tỉnh Sơn La hiện có trên 500.000 con trâu, bò và hơn 680.000 con lợn. Trước thời tiết rét đậm, rét hại, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm, che chắn chuồng trại, tăng cường bổ sung Vitamin, thức ăn thô xanh, tinh bột, không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ xuống thấp.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn... và thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, tính đến 19h 50 ngày 25/1, đợt rét đậm, rét hại này đã làm 161 con gia súc bị chết, tăng 123 con so với ngày 24/1; trong đó tỉnh Lạng Sơn có 123 con gia súc bị chết.
Theo Báo cáo nhanh từ các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, đến 19h 50 ngày 24/1, đợt rét đậm, rét hại này đã làm 38 con gia súc bị chết; trong đó, Cao Bằng là tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất với 27 con (23 con trâu, 4 con bò); tiếp đến là Bắc Kạn 10 con (1 con trâu, 7 con nghé, 2 con dê); Điện Biên 1 con nghé.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, tỉnh Lai Châu đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân triển khai đồng bộ các giải pháp, giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nền nhiệt xuống thấp từ 12 đến 19 độ C, khu vực vùng núi cao có nơi xuống dưới 10 độ C. Để chủ động phòng, chống rét cho đàn vật nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ và các địa phương đang tích cực hướng dẫn người dân thực hiện các giải pháp phòng chống rét, tránh thiệt hại xảy ra cho người dân.
Để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm và thủy sản, tỉnh Ninh Thuận đang chủ động các phương án, nguồn nhân lực, vật tư… để xử lý khi có phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm; qua đó nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện, có khả năng lây truyền từ động vật sang người, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với gia súc theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc bền vững, chăn nuôi gia súc theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trước tình hình dịch bệnh gia súc,gia cầm đang phát sinh và lây lan trong khu vực, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 6 xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cẩm của tỉnh phát triển ổn định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Do đầu tư chưa hoàn chỉnh, lò giết mổ gia súc tập trung của thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Người dân canh tác quanh khu vực lò giết mổ bức xúc trước thực trạng trên nhưng chưa được giải quyết.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã huy động hơn 850 cán bộ thú y, cộng tác viên tại các ấp, khóm trong tỉnh để thực hiện "Tháng tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường" hỗ trợ hơn 130. 850 hộ chăn nuôi tại các vùng nông thôn, khu vực chợ để phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Chăn nuôi quy mô trang trại phát triển nhanh, đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã vận động người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, hàng hóa.
Mới đầu mùa hè nhưng các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng khắc nghiệt, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nông dân Hải Dương đã áp dụng nhiều cách để chống nóng hiệu quả cho gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra.
Theo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ngành chăn nuôi là thế mạnh phát triển của tỉnh, do vậy tỉnh luôn xác định phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, không chủ quan, lơ là và kiên quyết không để các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập, tái phát, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người dân và ngành chăn nuôi của tỉnh.
Dịch bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục trên đàn gia súc đang xuất hiện tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, ngành thú y tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực phối hợp với các địa phương cấp bách thực hiện các giải pháp phòng chống dịch.
Sơn La là tỉnh miền núi đang đón đợt không khí lạnh, nhiều nơi vùng cao như các huyện Bắc Yên, Vân Hồ, Mộc Châu…trời rét đậm, rét hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gia súc. Tuy nhiên, bằng sự chủ động từ sớm, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc đã được ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La và các địa phương quan tâm, triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại đàn gia súc trước tình hình mưa rét, tỉnh Thừa Thiên – Huế đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và hướng dẫn người dân chủ động nguồn thức ăn, nuôi nhốt gia súc tại chuồng.
Trước dự báo Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng và kéo dài cũng như phòng, chống đói, rét cho vật nuôi khi vào vụ Đông Xuân, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại đảm bảo chống rét; đồng thời, chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông Xuân.
Từ đầu tháng 12/2022 đến nay, tại hầu khắp các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì nhiệt độ thấp; nhiều khu vực núi cao, núi đá xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại. Để phòng chống đói rét cho gia súc, vật nuôi, nông dân ở vùng cao Lạng Sơn đã chủ động sửa sang chuồng trại, dự trữ rơm rạ cũng như các loại thức ăn khác trong thời gian trước đó.
Tối 2/12, tại huyện Đăk Glei, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tổ chức Lễ khai mạc Chợ phiên dược liệu – gia súc biên giới huyện Đăk Glei năm 2022. Đây là lần đầu tiên tại Kon Tum, một phiên chợ dược liệu – gia súc được tổ chức.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết mùa Đông Xuân năm 2022 - 2023 diễn biến rất phức tạp, khó lường. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm. Nhiệt độ các tháng 11, 12/2022 ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,5 đến 1 độ C. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại gia súc do rét đậm, rét hại, các địa phương và cơ quan chuyên môn trên địa bàn đang triển khai đồng bộ giải pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc vụ Đông Xuân 2022 - 2023.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; trong đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các loại dịch bệnh và chính sách phòng, chống dịch bệnh động vật trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho người dân về dịch bệnh động vật và cách phòng, chống hiệu quả.
Ông Tạ Văn Tường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, nhằm ổn định tình hình chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, thành phố đang tập trung rà soát, phát triển 3 vùng chăn nuôi hữu cơ gồm gia cầm và hai nhóm gia súc (bò, lợn). Cụ thể, tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Gia Lâm (chăn nuôi bò); Sóc Sơn, Chương Mỹ (chăn nuôi lợn); Quốc Oai (chăn nuôi gia cầm)...
Các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã và đang xảy ra và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn số 2086/UBND-KTN chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch bệnh.