Cũng dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Thanh Bính, huyện Thanh Hà.
Ngày hội vải thiều năm nay có 30 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm vải thiều và các loại nông sản, sản phẩm du lịch của Thanh Hà. Các cơ sở sản xuất có dịp gặp gỡ những chuyên gia về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, từ đó xây dựng chuỗi kết nối trong sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương cho biết, Hải Dương hiện có 11.000 ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh. Những năm qua, tỉnh đã triển khai tốt việc sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và thu hút doanh nghiệp đến tìm hiểu thị trường, tiêu thụ nông sản.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Anh Cương, việc tiêu thụ vải, nông sản đã đạt được những kết quả nhất định: nhiều hợp đồng thu mua đã được ký kết, nông sản Hải Dương; trong đó có quả vải đã vào các siêu thị Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính. Chất lượng nông sản Hải Dương; trong đó có quả vải ngày càng được nâng cao.
Ông Nguyễn Anh Cương khẳng định, Hải Dương luôn chào đón và tạo điều kiện tối đa đối với các doanh nghiệp về Hải Dương tìm kiếm thị trường, tiêu thụ nông sản, nhất là quả vải.
Theo Bí thư Huyện ủy Thanh Hà Nguyễn Đức Tuấn, vải đã trở thành cây ăn quả chủ lực của địa phương. Do đặc điểm thổ nhưỡng và bí quyết chăm sóc, quả vải thiều Thanh Hà có hương vị ngon ngọt đặc trưng. Năm 2007, vải thiều Thanh Hà được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2012, vải thiều Thanh Hà sản xuất theo quy chuẩn VietGAP, Global GAP và đến nay, Thanh Hà có trên 3.700 ha vải. Tất cả các diện tích vải đều được trồng theo quy trình VietGAP. Huyện đang duy trì 9 mô hình sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, EU… với diện tích 92,68 ha.
Ước tính, sản lượng niên vụ vải năm 2019 đạt 18.000 tấn; trong đó, vải sớm khoảng 16.000 tấn. Giá vải đầu vụ từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, thời điểm hiện tại khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay, đã có 500 kg vải xuất khẩu sang Anh. Dự kiến trong tuần tới, vải sẽ được xuất khẩu sang Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Indonesia.
Mùa vải năm nay, Thanh Hà sẽ tổ chức tháng bán sản phẩm vải thiều của huyện tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các chung cư, khu công nghiệp, hệ thống siêu thị và một số tỉnh lân cận. Huyện cũng phối hợp với Trung tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với sản phẩm vải thiều; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Năm 2018, sản lượng vải của Thanh Hà đạt trên 40.000 tấn, tổng giá trị sản xuất vải quả và các sản phẩm từ vải ước đạt 600 tỷ đồng.
Ngày hội vải thiều năm nay có 30 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm vải thiều và các loại nông sản, sản phẩm du lịch của Thanh Hà. Các cơ sở sản xuất có dịp gặp gỡ những chuyên gia về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, từ đó xây dựng chuỗi kết nối trong sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương cho biết, Hải Dương hiện có 11.000 ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh. Những năm qua, tỉnh đã triển khai tốt việc sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và thu hút doanh nghiệp đến tìm hiểu thị trường, tiêu thụ nông sản.
Các đại biểu tham quan các gian trưng bày tại ngày hội. Ảnh: Mạnh Minh- TTXVN |
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Anh Cương, việc tiêu thụ vải, nông sản đã đạt được những kết quả nhất định: nhiều hợp đồng thu mua đã được ký kết, nông sản Hải Dương; trong đó có quả vải đã vào các siêu thị Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính. Chất lượng nông sản Hải Dương; trong đó có quả vải ngày càng được nâng cao.
Ông Nguyễn Anh Cương khẳng định, Hải Dương luôn chào đón và tạo điều kiện tối đa đối với các doanh nghiệp về Hải Dương tìm kiếm thị trường, tiêu thụ nông sản, nhất là quả vải.
Theo Bí thư Huyện ủy Thanh Hà Nguyễn Đức Tuấn, vải đã trở thành cây ăn quả chủ lực của địa phương. Do đặc điểm thổ nhưỡng và bí quyết chăm sóc, quả vải thiều Thanh Hà có hương vị ngon ngọt đặc trưng. Năm 2007, vải thiều Thanh Hà được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2012, vải thiều Thanh Hà sản xuất theo quy chuẩn VietGAP, Global GAP và đến nay, Thanh Hà có trên 3.700 ha vải. Tất cả các diện tích vải đều được trồng theo quy trình VietGAP. Huyện đang duy trì 9 mô hình sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, EU… với diện tích 92,68 ha.
Ước tính, sản lượng niên vụ vải năm 2019 đạt 18.000 tấn; trong đó, vải sớm khoảng 16.000 tấn. Giá vải đầu vụ từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, thời điểm hiện tại khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay, đã có 500 kg vải xuất khẩu sang Anh. Dự kiến trong tuần tới, vải sẽ được xuất khẩu sang Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Indonesia.
Mùa vải năm nay, Thanh Hà sẽ tổ chức tháng bán sản phẩm vải thiều của huyện tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các chung cư, khu công nghiệp, hệ thống siêu thị và một số tỉnh lân cận. Huyện cũng phối hợp với Trung tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với sản phẩm vải thiều; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Năm 2018, sản lượng vải của Thanh Hà đạt trên 40.000 tấn, tổng giá trị sản xuất vải quả và các sản phẩm từ vải ước đạt 600 tỷ đồng.
Mạnh Minh