Tỉnh Hải Dương với hàng chục nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trở lại đây. Nghề truyền thống không những giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương mà còn đem lại nhiều tác phẩm cũng như vật dụng thiết thực trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một nếu không có giải pháp thiết thực để bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống này.
Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…
Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.
Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương), vùng đất nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu ôn hòa, hiện đang trở thành một trong những khu vực trồng thanh long ruột đỏ giàu tiềm năng.
Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nổi tiếng không chỉ với những danh thắng lịch sử, văn hóa mà còn sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo – đồi cỏ hồng. Đồi cỏ hồng Chí Linh đã trở thành một điểm đến nổi bật trong những năm gần đây, thu hút du khách khắp nơi bởi sắc màu kỳ ảo và không gian thanh bình. Đây là một trong những địa danh lý tưởng để khám phá vào mùa thu, khi cỏ hồng nở rộ, phủ kín cả một vùng đồi.
Theo tin từ Chi cục Kiểm lâm Hải Dương, đến hơn 8 giờ sáng 6/10, lực lượng chức năng đã khống chế và dập tắt hoàn toàn đám cháy rừng tại khu vực gần đền Cao An Phụ, núi An Phụ, xã An Sinh, thị xã Kinh Môn.
Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Hải Dương không chỉ được các cấp chính quyền quan tâm mà còn có sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân. Hàng năm từ nguồn xã hội hóa, tỉnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng để gìn giữ những giá trị văn hóa này. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, từ năm 2005, tỉnh đã kiểm kê, tư liệu hóa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội cổ truyền, tri thức dân gian, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian...
Ngày 18/9, tại đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương cùng Hội Cổ vật xứ Đông phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”.
Ngày 24/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc Whitmore, có tiền sử đái tháo đường nặng.
Ngày 19/3, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai hội Đền Tranh, Xuân Giáp Thìn 2024 và công bố quyết định công nhận di tích Đền Tranh là điểm du lịch cấp tỉnh. Lễ hội thu hút đông người dân và du khách thập phương về dự, làm lan tỏa những nét đẹp của Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống.Cuốn "Dư địa chí thành phố Hải Dương" ghi lại: Ông tổ nghề in là Thám hoa Lương Như Hộc, sinh năm Canh Tý 1420, tại làng Hồng Lục thuộc tổng Thạch Khôi, huyện Trường Tân (nay là phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương). Sau hai lần đi sứ Trung Quốc trở về, thám hoa Lương Như Hộc đã đem nghề in mộc bản truyền dạy cho người dân tại ba làng Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu ngày nay.
Ngày 26/2, Ban tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 đã tổ chức Lễ tế trời đất trên đỉnh núi Ngũ Nhạc. Đây là nghi lễ cổ truyền đặc sắc riêng có, đặc trưng của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc với ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.
Sáng 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024; tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (1334 – 2024); công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận "Bộ tượng Tam thế Phật chùa Côn Sơn" là bảo vật quốc gia.
Hơn 10 năm qua, việc duy trì tổ chức Hội thi bánh chưng, bánh giầy tại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc hằng năm là một trong những nỗ lực của tỉnh Hải Dương nhằm bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần làm nổi bật giá trị toàn cầu của Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Ngày 17/2 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ khai bút Xuân Giáp Thìn 2024 đã diễn ra tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An (phường Văn An, thành phố Chí Linh, Hải Dương) với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách và đại biểu các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn và đoàn đại biểu huyện Thanh Trì (thành phố Hà Nội, quê hương thầy giáo Chu Văn An).
Cách trung tâm thành phố Hải Dương chỉ khoảng 5 km, làng nghề trồng hoa, cây cảnh Phù Liễn, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách những năm gần đây trở thành địa điểm mà mỗi người yêu hoa đều tìm đến vào dịp Tết. Nơi đây không chỉ có hoa đào với vẻ đẹp đặc trưng, mà còn có nhiều loại hoa khác cho người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt, dòng đào ghép từ gốc đào rừng đang thịnh hành và tiêu thụ thuận lợi.
Đơn hàng tăng và dịp cuối năm là cao điểm các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP ở Hải Dương tất bật tập trung nhân lực sản xuất để tăng lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.
Năm 2004, Làng nghề vàng bạc Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương công nhận danh hiệu “Làng nghề thủ công vàng bạc Châu Khê”. Làng nghề được hình thành cách đây 500 năm, từ thời Lê sơ. Lịch sử của làng còn ghi lại, Thượng thư Bộ lại Lưu Xuân Tín một con người của làng được vua giao phụ trách việc đúc bạc nén lưu hành tiền tệ trong nước. Nghề truyền thống của làng đã được hình thành và lưu truyền từ thời ấy.
Vụ Đông năm 2023-2024, người trồng củ đậu ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương phấn khởi vì được mùa, được giá. Người trồng củ đậu thu lãi từ 13-14 triệu đồng mỗi sào (mỗi sào 360m2).
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 1070/BTNMT-TNN gửi một số bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa về thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024.
Ngày 1/10, tại khu vực sông Lục Đầu phía trước đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã diễn ra Diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu, tái hiện lại hào khí Đông A thời Trần, gắn liền với tên tuổi và công lao của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đây là nghi thức độc đáo riêng có của Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc, thu hút hàng vạn du khách quan tâm chờ đón, thưởng thức.
Nằm trong chuỗi sự kiện Festival Chí Linh - Hải Dương 2023, Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt đã khai mạc tại Di tích lịch sử - danh thắng Quốc gia Đền Sinh, Đền Hóa, ngày 29/9.
Cứ mỗi dịp Trung Thu là người dân ở phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương lại làm những chiếc đèn ông Sao khổng lồ. Phong trào làm những đèn Trung Thu rất to đã trở thành truyền thống của người dân phường từ hàng chục năm trở lại đây. Trước rằm Trung Thu khoảng nửa tháng, mỗi tổ dân phố đều tập trung người dân lại và đưa ra ý tưởng làm mô hình đèn ông Sao rồi bắt tay vào thực hiện để kịp rước tại các khu phố trong đêm rằm.
Mỗi năm, tỉnh Hải Dương sử dụng khoảng 332 đến 335 tấn thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, trong đó, khoảng 100 tấn là thuốc trừ cỏ các loại. Riêng loại thuốc trừ cỏ bờ, trừ cỏ hoang hóa, vườn đồi khoảng 50 tấn/năm.
Tại cuộc họp thường kỳ tháng 8 tổ chức ngày 10/8, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đề nghị Ban Tổ chức phải tổ chức Lễ hội truyền thống mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn liền với Tuần Văn hóa Du lịch và tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa tốt hơn nữa hình ảnh của Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, nhất là trong bối cảnh Hải Dương đang phối hợp với Quảng Ninh, Bắc Giang đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.
Công an tỉnh Hải Dương vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.