Nhân rộng những cách làm hay trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhân rộng những cách làm hay trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 26/3, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh An Giang tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu 11 huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh An Giang nhằm đánh giá tiến độ triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh thời gian quan và đề ra nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Gian nan bảo vệ rừng vùng biên giới Tây Nam

Gian nan bảo vệ rừng vùng biên giới Tây Nam

Vùng biên giới Tây Nam đang vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Tỉnh An Giang đã nâng cảnh báo cháy rừng lên cấp 4 - cấp nguy hiểm. Hiện, lực lượng bảo vệ rừng ở các huyện biên giới đã sẵn sàng ứng trực, tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ với quyết tâm cao nhất bảo về rừng.

Sát cánh cùng phụ nữ nghèo nơi biên giới Tây Nam

Sát cánh cùng phụ nữ nghèo nơi biên giới Tây Nam

Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tại vùng biên giới tỉnh An Giang góp phần giúp đỡ nhiều hộ gia đình phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bà con nhân dân, cùng tay bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên biên giới Quốc gia.

Liên kết làm nông nghiệp xanh ở An Giang

Liên kết làm nông nghiệp xanh ở An Giang

Nông nghiệp An Giang với tư duy phát triển xanh được biết đến với những cánh đồng lúa đạt chuẩn SRP (tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững) xuất khẩu đi châu Âu ở Thoại Sơn, Châu Thành hay lúa hữu cơ ở Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Long Xuyên… đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế thị trường là tiền đề giúp An Giang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang

Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên (An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Triển khai phòng chống hạn cao điểm mùa khô năm 2025

Trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2025, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh An Giang được dự báo sẽ bị hạn hán, thiếu nước cục, bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp.

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (nay là tỉnh An Giang) ra đời sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Từ chi bộ Long Điền, ánh sáng cách mạng của Đảng nhanh chóng lan rộng. Nhiều chi bộ Đảng ở Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang) lần lượt ra đời, lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

Là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, An Giang là nơi đón nhận dòng Mê Công chảy vào đất Việt, rồi chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây chính là lợi thế để tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Việc khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống đường sông sẽ góp phần đưa An Giang trở thành địa phương phát triển năng động, động lực tăng trưởng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 220 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Tỉnh đang tập trung rà soát, hỗ trợ các sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao để trình Trung ương công nhận nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra.

Ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang trao biểu trưng học bổng liệt sĩ Huỳnh Thiện Nghệ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Trao học bổng liệt sĩ Huỳnh Thiện Nghệ cho học sinh, sinh viên nghèo

Sáng 14/12, tại Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ trao học bổng liệt sĩ Huỳnh Thiện Nghệ lần thứ 17 năm học 2024 – 2025 cho 70 em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh An Giang.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ IV - năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ IV - năm 2024

Ngày 28/11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh An Giang đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triện bên vững". Dự đại hội có 246 đại biểu chính thức đại diện đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh.

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bàn giao 145 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại An Giang

Bàn giao 145 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại An Giang

Sáng 27/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Châu Phú tổ chức lễ bàn giao, trao 145 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở huyện Châu Phú, An Phú và thị xã Tịnh Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng là lúc các loài thủy sản theo con nước ra sông. Đây cũng là thời điểm hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân vùng đầu nguồn vùng châu thổ sông Cửu Long diễn ra nhộn nhịp, mang lại khoản thu nhập khá cho bà con.

Ứng dụng công nghệ số đưa tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đến gần với công chúng

Ứng dụng công nghệ số đưa tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đến gần với công chúng

Sáng 10/11, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng" với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, nhà thơ, nhà văn trong cả nước.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại An Giang

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại An Giang

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 2/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Mùa nước nổi về, náo nhiệt chợ cá Tha La lúc nửa đêm

Mùa nước nổi về, náo nhiệt chợ cá Tha La lúc nửa đêm

Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là “chợ âm phủ,” “chợ ma” vì chợ hoạt động về đêm, tầm 3 giờ cho đến gần 6 giờ sáng cùng ngày. Ở phiên chợ đặc biệt này, chẳng ai nhìn rõ mặt ai; người mua cầm đèn pin lựa cá, còn người bán mang đèn pin trên đầu đứng cân cá, đếm tiền. Những năm lũ thấp “chợ ma” đìu hiu. Năm nay lũ lớn, cá vào đồng sinh sôi nhiều, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá nên "chợ ma" Tha La có phần náo nhiệt hơn.

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Nhìn từ trên cao, những bè nuôi cá được phủ nhiều màu sắc làm nổi bật cả đoạn sông Châu Đốc. Ảnh: An Hiếu

Làng bè sắc màu nơi vùng biên Châu Đốc

Làng bè Châu Đốc, tỉnh An Giang dài hơn 1km ngay ngã ba sông Châu Đốc được sơn đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím, tạo ra cung đường thủy rực rỡ màu sắc độc đáo nhất miền Tây. Đây hiện là một trong những điểm nhấn của du lịch An Giang, nơi du khách hòa vào cuộc sống miền sông nước đặc trưng miền Tây Nam bộ.