Với chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, ngành công nghiệp không khói được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của thành phố mang tên Bác và cả nước...
Khai thác thế mạnh sẵn có
TP.HCM hiện đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch, văn hóa đa dạng, phong phú gồm hơn 200 tài nguyên văn hóa vật thể, hơn 100 tài nguyên nhân tạo, hệ thống bảo tàng, di tích cách mạng… với nhiều điểm đến hấp dẫn du khách như Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, Làng Du lịch Bình Quới, Khu du lịch Vàm Sát, Bảo tàng thành phố, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà…
Không chỉ là một trong những trung tâm trung chuyển, đầu mối tiếp nhận khách quốc tế và nội địa quan trọng của cả nước, TP.HCM còn là nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tổ chức hội nghị du lịch hàng đầu của Việt Nam, giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Đây cũng là địa phương có lực lượng lao động trực tiếp, có trình độ đào tạo và kinh nghiệm trong ngành du lịch lớn nhất nước.
Với những điều kiện trên, thời gian qua, ngành du lịch TP.HCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của ngành du lịch TP.HCM đạt khoảng 73.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2018.
Với tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố năm 2018 đạt khoảng 11%, hoạt động du lịch đã góp phần định hình và phát triển nhiều ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Du lịch TP.HCM trong những năm qua phát triển khá toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 15%-20%, đóng góp bình quân từ 55% - 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả nước. Theo nhận định của nhiều tổ chức du lịch uy tín, TP.HCM hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN, top những điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Phát triển, nâng chất các sản phẩm du lịch mới
Theo thông tin từ một số hãng lữ hành, vào các dịp lễ, sự kiện văn hóa lớn, lượng du khách đến TP.HCM vui chơi, tham quan du lịch khá đông trong 6 tháng đầu năm 2019.
Điển hình, tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2019, đã có khoảng 250.000 lượt khách tham quan, đặt mua tour trực tiếp hoặc gián tiếp. Hay như đối với Chương trình kích cầu du lịch TP.HCM, các doanh nghiệp bán được hàng ngàn vé, bao gồm các tour đi Cần Giờ, tour du thuyền trên sông Sài Gòn, tour Củ Chi, City tour, tour liên vùng TP.HCM - Phan Thiết.
Việc duy trì khai thác, đi đôi với nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện hữu đã ghi dấu ấn tốt đối với du khách đến TP.HCM, góp phần giúp thành phố sống động hơn, quyến rũ hơn trong lòng du khách.
Bên cạnh các sản phẩm du lịch có tiềm năng, thế mạnh trước đây, ngành du lịch TP.HCM hiện tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nhiều sản phẩm du lịch mới như: du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch đường thủy, du lịch sinh thái, du lịch y tế, du lịch vòng quanh thành phố, du lịch sự kiện, du lịch tham quan dã ngoại gắn với nông nghiệp và nông thôn mới vùng ven…
Ngoài ra, ngành du lịch còn tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều sự kiện lớn trong và ngoài nước.
Thời gian qua, Sở Du lịch TP.HCM đã chủ động gắn kết với các quận huyện, doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Việc phát triển phố đi bộ Bùi Viện (quận 1), phố đông y, phố vàng bạc đá quý (quận 5)… được nhiều hãng lữ hành hưởng ứng, kết hợp với lộ trình đến các chùa chiền, hội quán, thưởng thức ẩm thực để đưa du khách tham quan, trải nghiệm.
Để tiếp tục khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn nhất cả nước năm 2019, thu hút thêm du khách, tới đây, Sở Du lịch TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, đa dạng như phối hợp với huyện Củ Chi phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hình thành mô hình du lịch sinh thái tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; hoàn thiện 7 tuyến du lịch đường sông; xây dựng chiến lược phát triển du lịch MICE (hội thảo, hội nghị) đến năm 2025.
Trong năm 2019, ngành du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón trên 40 triệu lượt du khách với tổng thu du lịch đạt 150.000 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2018. Trong đó, có 8,5 triệu lượt khách quốc tế, trên 32,7 triệu lượt khách nội địa.
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong nửa đầu năm 2019, nhưng ngành du lịch thành phố hiện chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh đó, cần sớm tháo gỡ một số bất cập như: Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030 còn chậm; hoạt động xúc tiến du lịch trong nước chưa có chiến lược bài bản; việc xác định vài trò của du lịch như một ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, liên cấp, liên cơ quan vẫn chưa thực sự đồng bộ và rộng khắp…
Định hướng hoạt động du lịch năm 2019 cũng như chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030, ông Bùi Tá Hoàng Vũ nhấn mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và sản phẩm du lịch chủ lực nhằm thu hút du khách, tập trung nâng chất các sự kiện và biến sự kiện trở thành sản phẩm quảng bá và thu hút khách, tăng độ dài lưu trú, chi tiêu bình quân và tỷ lệ quay lại của khách du lịch, nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tăng cường công tác truyền thông quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố “Hấp dẫn - Thân thiện - An toàn”.
Khai thác thế mạnh sẵn có
TP.HCM hiện đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch, văn hóa đa dạng, phong phú gồm hơn 200 tài nguyên văn hóa vật thể, hơn 100 tài nguyên nhân tạo, hệ thống bảo tàng, di tích cách mạng… với nhiều điểm đến hấp dẫn du khách như Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, Làng Du lịch Bình Quới, Khu du lịch Vàm Sát, Bảo tàng thành phố, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà…
Là trung tâm du lịch lớn nhất nước, TP.HCM thu hút khoảng 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm. Các công trình kiến trúc Pháp cổ như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bưu điện thành phố… là những điểm đến không thể bỏ qua của du khách.Trong ảnh: Du khách chụp ảnh lưu niệm trước Bưu điện Trung tâm Sài Gòn |
Không chỉ là một trong những trung tâm trung chuyển, đầu mối tiếp nhận khách quốc tế và nội địa quan trọng của cả nước, TP.HCM còn là nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tổ chức hội nghị du lịch hàng đầu của Việt Nam, giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Đây cũng là địa phương có lực lượng lao động trực tiếp, có trình độ đào tạo và kinh nghiệm trong ngành du lịch lớn nhất nước.
Với lợi thế khoảng 1.000 km đường sông và mạng lưới giao thông thủy với hơn 110 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng đường thủy nội địa và hàng hải, TP.HCM là đô thị giàu tiềm năng khai thác, phát triển du lịch đường sông. Với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng ngân sách cùng với nguồn xã hội hóa khoảng 10.000 tỷ đồng, TP.HCM dự kiến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đường sông khoảng 20%; doanh thu tăng 30% mỗi năm và phấn đấu đến năm 2020, du lịch đường sông sẽ trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố. |
TP.HCM là nơi có nhiều bảo tàng nhất cả nước với những bảo tàng lớn, nổi tiếng như: Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh,... là những địa điểm được du khách quốc tế lựa chọn để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa. Trong ảnh: Du khách quốc tế tham quan tìm hiểu tại Bảo tàng TP.HCM |
Với những điều kiện trên, thời gian qua, ngành du lịch TP.HCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của ngành du lịch TP.HCM đạt khoảng 73.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2018.
Du khách quốc tế tham quan phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Ảnh: Phúc Thanh |
Với tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố năm 2018 đạt khoảng 11%, hoạt động du lịch đã góp phần định hình và phát triển nhiều ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Đường sách TP.HCM trở thành không gian đọc sách và thư giãn lý tưởng,thu hút đông đảo du khách quốc thế đến tham quan, thưởng lãm, góp phần nâng cao văn hóa đọc, xây dựng đô thị học tập, nâng cao dân trí, phát triển văn hóa bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của thành phố mang tên Bác. Ảnh: Phúc Thanh |
Du lịch TP.HCM trong những năm qua phát triển khá toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 15%-20%, đóng góp bình quân từ 55% - 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả nước. Theo nhận định của nhiều tổ chức du lịch uy tín, TP.HCM hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN, top những điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm tuyến du lịch đường thủy TP.HCM bằng ca nô. Ảnh: Phúc Thanh |
Phát triển, nâng chất các sản phẩm du lịch mới
Theo thông tin từ một số hãng lữ hành, vào các dịp lễ, sự kiện văn hóa lớn, lượng du khách đến TP.HCM vui chơi, tham quan du lịch khá đông trong 6 tháng đầu năm 2019.
Du khách trải nghiệm tham quan các tuyến đường trung tâm TP.HCM bằng xích lô. Ảnh: Phúc Thanh |
Điển hình, tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2019, đã có khoảng 250.000 lượt khách tham quan, đặt mua tour trực tiếp hoặc gián tiếp. Hay như đối với Chương trình kích cầu du lịch TP.HCM, các doanh nghiệp bán được hàng ngàn vé, bao gồm các tour đi Cần Giờ, tour du thuyền trên sông Sài Gòn, tour Củ Chi, City tour, tour liên vùng TP.HCM - Phan Thiết.
Tuyến buýt đường sông số 1 xuất phát từ bến Bạch Đằng đến Linh Đông (quận Thủ Đức) được khánh thành từ cuối năm 2017 với giá vé 15.000 đồng/người/lượt đã và đang thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước |
Việc duy trì khai thác, đi đôi với nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện hữu đã ghi dấu ấn tốt đối với du khách đến TP.HCM, góp phần giúp thành phố sống động hơn, quyến rũ hơn trong lòng du khách.
Du khách nước ngoài trải nghiệm du lịch đường sông nội đô kết hợp phục vụ ẩm thực về đêm tại bến Bạch Đằng (quận 1. TP.HCM) |
Bên cạnh các sản phẩm du lịch có tiềm năng, thế mạnh trước đây, ngành du lịch TP.HCM hiện tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nhiều sản phẩm du lịch mới như: du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch đường thủy, du lịch sinh thái, du lịch y tế, du lịch vòng quanh thành phố, du lịch sự kiện, du lịch tham quan dã ngoại gắn với nông nghiệp và nông thôn mới vùng ven…
Du khách quốc tế tham quan khu di tích lịch sử đia đạo Củ Chi (TP.HCM) |
Ngoài ra, ngành du lịch còn tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều sự kiện lớn trong và ngoài nước.
Du khách tham quan, tìm hiểu về các loại trái cây được bày bán tại chợ Bến Thành (TP.HCM) |
Thời gian qua, Sở Du lịch TP.HCM đã chủ động gắn kết với các quận huyện, doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Việc phát triển phố đi bộ Bùi Viện (quận 1), phố đông y, phố vàng bạc đá quý (quận 5)… được nhiều hãng lữ hành hưởng ứng, kết hợp với lộ trình đến các chùa chiền, hội quán, thưởng thức ẩm thực để đưa du khách tham quan, trải nghiệm.
Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm tuyến du lịch đường thủy TP.HCM bằng ca nô |
Để tiếp tục khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn nhất cả nước năm 2019, thu hút thêm du khách, tới đây, Sở Du lịch TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, đa dạng như phối hợp với huyện Củ Chi phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hình thành mô hình du lịch sinh thái tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; hoàn thiện 7 tuyến du lịch đường sông; xây dựng chiến lược phát triển du lịch MICE (hội thảo, hội nghị) đến năm 2025.
Du khách trải nghiệm tham quan các tuyến đường trung tâm TP.HCM bằng xích lô |
Trong năm 2019, ngành du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón trên 40 triệu lượt du khách với tổng thu du lịch đạt 150.000 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2018. Trong đó, có 8,5 triệu lượt khách quốc tế, trên 32,7 triệu lượt khách nội địa.
Du khách tham quan, mua sắm quà lưu niệm tại Bưu điện TP.HCM |
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong nửa đầu năm 2019, nhưng ngành du lịch thành phố hiện chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm tuyến du lịch đường thủy TP.HCM bằng ca nô |
Bên cạnh đó, cần sớm tháo gỡ một số bất cập như: Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030 còn chậm; hoạt động xúc tiến du lịch trong nước chưa có chiến lược bài bản; việc xác định vài trò của du lịch như một ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, liên cấp, liên cơ quan vẫn chưa thực sự đồng bộ và rộng khắp…
Du khách quốc tế tham quan, dạo phố các tuyến đường trung tâm TP.HCM |
Định hướng hoạt động du lịch năm 2019 cũng như chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030, ông Bùi Tá Hoàng Vũ nhấn mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và sản phẩm du lịch chủ lực nhằm thu hút du khách, tập trung nâng chất các sự kiện và biến sự kiện trở thành sản phẩm quảng bá và thu hút khách, tăng độ dài lưu trú, chi tiêu bình quân và tỷ lệ quay lại của khách du lịch, nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tăng cường công tác truyền thông quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố “Hấp dẫn - Thân thiện - An toàn”.
Bài và ảnh: Anh Dũng, Thu Hương, Phúc Thanh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN