Nhà nước - doanh nghiệp liên kết thương mại hóa
Với chủ trương phát triển sản phẩm công nghệ cao do các kỹ sư trong nước nghiên cứu, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm từ công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai (Trung tâm R&D) Khu Công nghệ Cao Thành phố giai đoạn 2017 – 2018, với 7 sản phẩm được lựa chọn thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ bán dẫn và công nghệ cơ điện tử, tự động hóa (robot).
Chương trình nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm nghiên cứu chuyển sang giai đoạn sản xuất quy mô công nghiệp, với kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, đóng góp vào kinh tế Thành phố. Cuối tháng 7/2016, sản phẩm ứng dụng công nghệ nano lycopene vào viên uống chống nắng Bio Suncare, thuộc chương trình thí điểm, chính thức phân phối ra thị trường. Đây chính là sự hợp tác giữa đơn vị nghiên cứu triển khai của nhà nước (Trung tâm R&D) và các doanh nghiệp (Công Ty Thế giới Gen và Công ty Viotek) nhằm thương mại hoá các sản phẩm công nghệ cao.
Ông Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc Trung tâm R&D cho biết, Trung tâm đã điều phối, phát triển các sản phẩm và từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu của Trung tâm cũng như các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao. Một trong những vấn đề lớn chương trình hướng tới là hỗ trợ cho các nhà khoa học, doanh nghiệp nâng cao giá trị nội sinh của sản phẩm để có thể vươn ra thị trường nước ngoài.
Không chỉ sản phẩm trong chương trình thí điểm được thương mại hóa, một số sản phẩm từ doanh nghiệp ươm tạo cũng từng bước hình thành và đưa ra thị trường. Sau thời gian ươm tạo tại Vườn ươm SHTP, Công ty Mori A Phương Vy, chuyên về sản phẩm từ nghiên cứu công nghệ nano, hoàn thành chương trình ươm tạo doanh nghiệp và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau về chăm sóc sức khỏe, làm đẹp từ thiên nhiên...
Theo Công ty Mori A Phương Vy, những sản phẩm này ban đầu đã được tiếp nhận tốt và giới thiệu đến hầu hết các đại lý, nhà phân phối tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ. Công ty kỳ vọng sẽ phối hợp với các đối tác mở rộng thị trường trong tương lai.
Trong sự hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp như trên, Vườn ươm Khu Công nghệ cao chính là cầu nối hữu hiệu liên kết người có ý tưởng kinh doanh, ý tưởng công nghệ và thị trường, mang lại sự hỗ trợ đầy đủ cho các dự án công nghệ và khởi sự doanh nghiệp.
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả bước đầu này sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đích thực, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình thương mại hóa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu. Thời gian tới, Khu và các doanh nghiệp sẽ tiếp tục hợp tác để hình thành hệ sinh thái R&D, kể cả hệ sinh thái khởi nghiệp từ các công trình nghiên cứu.
Cần thêm nhiều chương trình hỗ trợ
Hiện số lượng doanh nghiệp Việt Nam (khoảng 60% dự án) hoạt động trong khu công nghệ cao, nhiều hơn so với các doanh nghiệp FDI, nhưng vốn đầu tư chỉ chiếm 15% tổng vốn đầu tư và giá trị sản xuất chỉ tương đương 10%. Do vậy, các sản phẩm thuộc dự án thí điểm thương mại hóa là cơ sở để các kết quả nghiên cứu công nghệ cao được đưa ra thị trường thuận lợi nhưng đây chỉ là một phần rất nhỏ. Thực tế, khá nhiều kết quả cũng như sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó khăn khi bước ra thị trường.
Công ty TNHH Công nghệ Giao Thoa (Giao Thoa Tech) với các kỹ sư trẻ, đã hình thành sản phẩm khóa cửa thông minh cho Smart Home (nhà thông minh). Đây là sản phẩm được phát triển từ cuộc thi IoT startup (khởi nghiệp IoT) của Vườn ươn Khu Công nghệ cao. Sau gần một năm thương mại hóa, công ty vẫn gặp những khó khăn, thách thức về thị trường. Những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao gặp khó như Giao Thoa Tech không phải hiếm.
Ông Ngô Cự Mạnh, người sáng lập Giao Thoa Tech chia sẻ: "Bất kỳ sản phẩm nào của startup thì mục tiêu quan trọng nhất là sản phẩm phải bán được. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện mô hình kinh doanh, tìm kiếm nguồn nhân lực và quỹ đầu tư để phát triển. Trong một năm qua, các kỹ sư đã từng bước hoàn thiện sản phẩm và bán ra thị trường".
Để phát triển và tìm “đường ra” cho sản phẩm, các kỹ sư trẻ Giao Thoa Tech phải trực tiếp đi “tiếp thị” bán sản phẩm, thậm chí bán từng cái một cùng với chương trình khuyến mãi nhằm thu hút được khách hàng. Theo ông Ngô Cự Mạnh, khi khởi nghiệp đã xác định “nghĩ phải lớn, nhưng làm từng cái nhỏ trước” và chờ cơ hội tới để mở rộng. Do vậy, về lý thuyết thì sản phẩm có thể đưa ra thị trường nước ngoài nhưng đưa được ra hay không là chuyện khác.
Trước mắt, công ty hướng đến một sản phẩm khóa an toàn dành cho người Việt và của người Việt, sau đó phát triển ra nước ngoài mà cơ bản là trong khu vực Đông Nam Á trước.
Ông Lê Hoài Quốc cho biết, nhà nước có những hỗ trợ nhất định để sản phẩm nghiên cứu hoàn thiện, sau đó thiết lập công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng loạt và phù hợp với thị trường. Những phản hồi của thị trường sẽ giúp cho các nhà khoa học trẻ phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, với các những sản phẩm máy móc thiết bị, phát triển thị trường khó hơn, quá trình hậu mãi (bảo hành, bảo trì) là những bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp cần sự hỗ trợ vì thiếu nhân sự.
Để hỗ trợ các nhà nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và thương mại hóa ra thị trường, Khu Công nghệ cao đã hình thành Không gian đổi mới cho nhà sáng chế với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Các thiết bị hiện đại tại đây là nền tảng giúp các nhà sáng chế nghiên cứu, triển khai các ý tưởng của mình, tập trung vào lĩnh vực điện tử, cơ khí và một số lĩnh vực khác đểhình thành ý tưởng, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp nhanh nhất.
Ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc Vườn ươm Khu Công nghệ cao cho rằng, hiện nhà nước đã có những hỗ trợ về kinh phí, mặt bằng cho doanh nghiệp, nhưng cần có thêm hỗ trợ về thị trường đầu ra ban đầu cho nhóm startup sẽ mang lại giá trị rất lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng, phải có hàm lượng công nghệ trong từng dự án và tính đến khả năng thương mại hóa. Thực tế có nhiều sản phẩm hàm lượng công nghệ rất tốt, nhưng khả năng thương mại hóa chưa đạt được./.
Với chủ trương phát triển sản phẩm công nghệ cao do các kỹ sư trong nước nghiên cứu, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm từ công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai (Trung tâm R&D) Khu Công nghệ Cao Thành phố giai đoạn 2017 – 2018, với 7 sản phẩm được lựa chọn thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ bán dẫn và công nghệ cơ điện tử, tự động hóa (robot).
|
Chương trình nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm nghiên cứu chuyển sang giai đoạn sản xuất quy mô công nghiệp, với kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, đóng góp vào kinh tế Thành phố. Cuối tháng 7/2016, sản phẩm ứng dụng công nghệ nano lycopene vào viên uống chống nắng Bio Suncare, thuộc chương trình thí điểm, chính thức phân phối ra thị trường. Đây chính là sự hợp tác giữa đơn vị nghiên cứu triển khai của nhà nước (Trung tâm R&D) và các doanh nghiệp (Công Ty Thế giới Gen và Công ty Viotek) nhằm thương mại hoá các sản phẩm công nghệ cao.
Ông Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc Trung tâm R&D cho biết, Trung tâm đã điều phối, phát triển các sản phẩm và từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu của Trung tâm cũng như các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao. Một trong những vấn đề lớn chương trình hướng tới là hỗ trợ cho các nhà khoa học, doanh nghiệp nâng cao giá trị nội sinh của sản phẩm để có thể vươn ra thị trường nước ngoài.
Không chỉ sản phẩm trong chương trình thí điểm được thương mại hóa, một số sản phẩm từ doanh nghiệp ươm tạo cũng từng bước hình thành và đưa ra thị trường. Sau thời gian ươm tạo tại Vườn ươm SHTP, Công ty Mori A Phương Vy, chuyên về sản phẩm từ nghiên cứu công nghệ nano, hoàn thành chương trình ươm tạo doanh nghiệp và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau về chăm sóc sức khỏe, làm đẹp từ thiên nhiên...
Theo Công ty Mori A Phương Vy, những sản phẩm này ban đầu đã được tiếp nhận tốt và giới thiệu đến hầu hết các đại lý, nhà phân phối tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ. Công ty kỳ vọng sẽ phối hợp với các đối tác mở rộng thị trường trong tương lai.
Trong sự hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp như trên, Vườn ươm Khu Công nghệ cao chính là cầu nối hữu hiệu liên kết người có ý tưởng kinh doanh, ý tưởng công nghệ và thị trường, mang lại sự hỗ trợ đầy đủ cho các dự án công nghệ và khởi sự doanh nghiệp.
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả bước đầu này sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đích thực, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình thương mại hóa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu. Thời gian tới, Khu và các doanh nghiệp sẽ tiếp tục hợp tác để hình thành hệ sinh thái R&D, kể cả hệ sinh thái khởi nghiệp từ các công trình nghiên cứu.
Cần thêm nhiều chương trình hỗ trợ
Hiện số lượng doanh nghiệp Việt Nam (khoảng 60% dự án) hoạt động trong khu công nghệ cao, nhiều hơn so với các doanh nghiệp FDI, nhưng vốn đầu tư chỉ chiếm 15% tổng vốn đầu tư và giá trị sản xuất chỉ tương đương 10%. Do vậy, các sản phẩm thuộc dự án thí điểm thương mại hóa là cơ sở để các kết quả nghiên cứu công nghệ cao được đưa ra thị trường thuận lợi nhưng đây chỉ là một phần rất nhỏ. Thực tế, khá nhiều kết quả cũng như sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó khăn khi bước ra thị trường.
Công ty TNHH Công nghệ Giao Thoa (Giao Thoa Tech) với các kỹ sư trẻ, đã hình thành sản phẩm khóa cửa thông minh cho Smart Home (nhà thông minh). Đây là sản phẩm được phát triển từ cuộc thi IoT startup (khởi nghiệp IoT) của Vườn ươn Khu Công nghệ cao. Sau gần một năm thương mại hóa, công ty vẫn gặp những khó khăn, thách thức về thị trường. Những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao gặp khó như Giao Thoa Tech không phải hiếm.
Ông Ngô Cự Mạnh, người sáng lập Giao Thoa Tech chia sẻ: "Bất kỳ sản phẩm nào của startup thì mục tiêu quan trọng nhất là sản phẩm phải bán được. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện mô hình kinh doanh, tìm kiếm nguồn nhân lực và quỹ đầu tư để phát triển. Trong một năm qua, các kỹ sư đã từng bước hoàn thiện sản phẩm và bán ra thị trường".
Để phát triển và tìm “đường ra” cho sản phẩm, các kỹ sư trẻ Giao Thoa Tech phải trực tiếp đi “tiếp thị” bán sản phẩm, thậm chí bán từng cái một cùng với chương trình khuyến mãi nhằm thu hút được khách hàng. Theo ông Ngô Cự Mạnh, khi khởi nghiệp đã xác định “nghĩ phải lớn, nhưng làm từng cái nhỏ trước” và chờ cơ hội tới để mở rộng. Do vậy, về lý thuyết thì sản phẩm có thể đưa ra thị trường nước ngoài nhưng đưa được ra hay không là chuyện khác.
Trước mắt, công ty hướng đến một sản phẩm khóa an toàn dành cho người Việt và của người Việt, sau đó phát triển ra nước ngoài mà cơ bản là trong khu vực Đông Nam Á trước.
Ông Lê Hoài Quốc cho biết, nhà nước có những hỗ trợ nhất định để sản phẩm nghiên cứu hoàn thiện, sau đó thiết lập công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng loạt và phù hợp với thị trường. Những phản hồi của thị trường sẽ giúp cho các nhà khoa học trẻ phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, với các những sản phẩm máy móc thiết bị, phát triển thị trường khó hơn, quá trình hậu mãi (bảo hành, bảo trì) là những bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp cần sự hỗ trợ vì thiếu nhân sự.
Để hỗ trợ các nhà nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và thương mại hóa ra thị trường, Khu Công nghệ cao đã hình thành Không gian đổi mới cho nhà sáng chế với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Các thiết bị hiện đại tại đây là nền tảng giúp các nhà sáng chế nghiên cứu, triển khai các ý tưởng của mình, tập trung vào lĩnh vực điện tử, cơ khí và một số lĩnh vực khác đểhình thành ý tưởng, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp nhanh nhất.
Ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc Vườn ươm Khu Công nghệ cao cho rằng, hiện nhà nước đã có những hỗ trợ về kinh phí, mặt bằng cho doanh nghiệp, nhưng cần có thêm hỗ trợ về thị trường đầu ra ban đầu cho nhóm startup sẽ mang lại giá trị rất lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng, phải có hàm lượng công nghệ trong từng dự án và tính đến khả năng thương mại hóa. Thực tế có nhiều sản phẩm hàm lượng công nghệ rất tốt, nhưng khả năng thương mại hóa chưa đạt được./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi