Theo Giáo sư Lê Ngọc Thành, Việt Nam “trung thành” với phương pháp mổ mở lồng ngực kinh điển trong thời gian khá dài. Mãi đến năm 2013, Việt Nam mới bắt đầu làm chủ kỹ thuật phẫu thuật tim nội soi và đã thực sự mang đến “cuộc cách mạng mới” trong phẫu thuật tim mạch khi giúp cho người bệnh giảm thiểu sang chấn, hồi phục nhanh, giảm đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng, sẹo mổ nhỏ, có tính thẩm mỹ cao… Người bệnh cũng sớm trở lại các hoạt động đời thường so với phẫu thuật mổ hở kinh điển.
Đơn cử, tại Bệnh viện E Hà Nội, từ năm 2013 đến nay đã thực hiện hơn 900 ca phẫu thuật tim mạch nội soi, trong đó bệnh nhân nhỏ nhất được phẫu thuật bằng phương pháp này là một trẻ em nặng 13 kg. Đặc biệt mới đây, Bệnh viện E triển khai thành công kỹ thuật mổ tim nội soi với công nghệ 3D giúp các phẫu thuật viên có những thao tác phẫu thuật chính xác, nhanh chóng, thuận lợi, giảm thời gian phẫu thuật, hạn chế làm chấn thương mô lành xung quanh.
“Hiện nay phẫu thuật tim mạch bằng phương pháp nội soi đã trở thành phẫu thuật thường quy tại Bệnh viện E và chúng tôi đã và đang chuyển giao kỹ thuật này cho nhiều cơ sở y tế khác nhằm tạo cơ hội cho người dân khắp mọi miền đất nước được phẫu thuật bằng phương pháp hiện đại này”, Giáo sư Lê Ngọc Thành chia sẻ.
Bên cạnh phẫu thuật nội soi 3D, một trong những thành tựu gây tiếng vang lớn trong phẫu thuật tim mạch là thành công của các ca ghép tim từ người cho chết não. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thái An, Trưởng Khoa Hồi sức phẫu thuật tim - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ tháng 5/2017 đến nay đơn vị này đã thực hiện thành công 4 ca ghép tim từ người cho chết não, trong đó có 2 ca phẫu thuật được ghép tim từ người cho chết não ở Hà Nội, một trường hợp hiến tim ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và một trường hợp người cho là bệnh nhân chết não ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau ghép tim, các bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch sau ghép và hiện tại đang tiếp tục điều trị phác đồ, tỷ lệ đáp ứng điều trị tốt 100%. Theo bác sỹ Nguyễn Thái An, phẫu thuật ghép tim thành công đã mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối và đây là một trong những thành tựu đáng tự hào của ngành phẫu thuật tim Việt Nam.
Chúc mừng những thành tựu của phẫu thuật tim mạch Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, mỗi năm trên thế giới có 18 triệu người chết do các bệnh lý tim mạch, trong đó ¾ trường hợp này đến từ các nước có thu nhập thấp. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch cao của thế giới.
Tuy nhiên, với việc liên tục học tập và ứng dụng các biện pháp tiên tiến hiện đại của thế giới trong phẫu thuật tim mạch hứa hẹn trong tương lai bệnh nhân tim mạch của Việt Nam sẽ được tiếp cận các phương pháp điều trị, chăm sóc, theo dõi phù hợp nhằm giảm thiểu các trường hợp biến chứng, tử vong do bệnh lý tim mạch. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm được 25% trường hợp tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch.
Hội thảo Tim mạch lần thứ 1 Bệnh viện Chợ Rẫy được xem là ngày hội của ngành tim mạch khu vực phía Nam, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu. Hơn 50 chủ đề được báo cáo ở nhiều lĩnh vực như: Hồi sức - Phẫu thuật tim người lớn, Hồi sức - Phẫu thuật tim trẻ em, Phẫu thuật mạch máu, Điều trị can thiệp tim mạch, Điều trị rối loạn nhịp, Điều trị nội khoa tim mạch, Gây mê phẫu thuật tim...
Không chỉ cập nhật những thông tin, kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán và điều trị, Hội nghị còn mang đến cho người tham dự nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu về tim mạch của Việt Nam./.
Giáo sư, Tiến sỹ Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam trình bày thành tựu trong phẫu thuật tim mạch nội soi. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đơn cử, tại Bệnh viện E Hà Nội, từ năm 2013 đến nay đã thực hiện hơn 900 ca phẫu thuật tim mạch nội soi, trong đó bệnh nhân nhỏ nhất được phẫu thuật bằng phương pháp này là một trẻ em nặng 13 kg. Đặc biệt mới đây, Bệnh viện E triển khai thành công kỹ thuật mổ tim nội soi với công nghệ 3D giúp các phẫu thuật viên có những thao tác phẫu thuật chính xác, nhanh chóng, thuận lợi, giảm thời gian phẫu thuật, hạn chế làm chấn thương mô lành xung quanh.
“Hiện nay phẫu thuật tim mạch bằng phương pháp nội soi đã trở thành phẫu thuật thường quy tại Bệnh viện E và chúng tôi đã và đang chuyển giao kỹ thuật này cho nhiều cơ sở y tế khác nhằm tạo cơ hội cho người dân khắp mọi miền đất nước được phẫu thuật bằng phương pháp hiện đại này”, Giáo sư Lê Ngọc Thành chia sẻ.
Bên cạnh phẫu thuật nội soi 3D, một trong những thành tựu gây tiếng vang lớn trong phẫu thuật tim mạch là thành công của các ca ghép tim từ người cho chết não. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thái An, Trưởng Khoa Hồi sức phẫu thuật tim - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ tháng 5/2017 đến nay đơn vị này đã thực hiện thành công 4 ca ghép tim từ người cho chết não, trong đó có 2 ca phẫu thuật được ghép tim từ người cho chết não ở Hà Nội, một trường hợp hiến tim ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và một trường hợp người cho là bệnh nhân chết não ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Giáo sư, Tiến sỹ Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam trình bày thành tựu trong phẫu thuật tim mạch nội soi. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Sau ghép tim, các bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch sau ghép và hiện tại đang tiếp tục điều trị phác đồ, tỷ lệ đáp ứng điều trị tốt 100%. Theo bác sỹ Nguyễn Thái An, phẫu thuật ghép tim thành công đã mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối và đây là một trong những thành tựu đáng tự hào của ngành phẫu thuật tim Việt Nam.
Chúc mừng những thành tựu của phẫu thuật tim mạch Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, mỗi năm trên thế giới có 18 triệu người chết do các bệnh lý tim mạch, trong đó ¾ trường hợp này đến từ các nước có thu nhập thấp. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch cao của thế giới.
Tuy nhiên, với việc liên tục học tập và ứng dụng các biện pháp tiên tiến hiện đại của thế giới trong phẫu thuật tim mạch hứa hẹn trong tương lai bệnh nhân tim mạch của Việt Nam sẽ được tiếp cận các phương pháp điều trị, chăm sóc, theo dõi phù hợp nhằm giảm thiểu các trường hợp biến chứng, tử vong do bệnh lý tim mạch. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm được 25% trường hợp tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tai Hội nghị Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy lần thứ 1. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Không chỉ cập nhật những thông tin, kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán và điều trị, Hội nghị còn mang đến cho người tham dự nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu về tim mạch của Việt Nam./.
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN