Hẹp van động mạch chủ là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, đặc biệt thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh tiến triển âm thầm nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Những người không có thói quen ngủ điều độ (ngủ đúng giờ và đủ giấc) có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch nghiêm trọng ở mức độ cao hơn so với những người ngủ điều độ.
Ngày 17/7, Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết các nhà nghiên cứu Israel đã chứng minh rằng việc kích hoạt tế bào thần kinh dopamine trong hệ thống khen thưởng của não bộ có thể thúc đẩy quá trình phục hồi sau cơn đau tim.
Chế độ ăn hạn chế khung thời gian ăn uống dưới 8 giờ/ngày - một phương pháp nhịn ăn gián đoạn (IF) phổ biến để giảm cân hoặc duy trì cân nặng - có thể làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch so với chế độ ăn thông thường trong khung thời gian 12-16 giờ/ngày.
Ngày 19/2, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, em bé với dị tật không có lỗ van động mạch phổi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ tiến hành can thiệp thông tim trong bào thai đã xuất viện về nhà trong tình trạng ổn định. Đây là trường hợp can thiệp tim mạch bào thai đầu tiên của Việt Nam.
Ê-kíp liên chuyên Khoa Đột quỵ và Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nỗ lực cứu sống bệnh nhân cùng lúc bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não hiếm gặp.
Khởi động từ cuối năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đến nay, Chương trình “Chăm sóc sức khỏe Việt” do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) thực hiện đã cung cấp thông tin về các bệnh không lây nhiễm (huyết áp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gout)... đến người dân. Việc phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao và đơn giản, chi phí ít, từ đó giúp giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.
Ngày 31/1, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trong năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận và phẫu thuật điều trị 101 bệnh nhân bị lóc động mạch chủ type A cấp tính với tỷ lệ tai biến biến chứng thấp, tỷ lệ tử vong là dưới 10%. Đây là kết quả tương đương với các trung tâm lớn trên thế giới.
Trẻ sinh bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ cao phát triển các bệnh về tim mạch và béo phì giai đoạn nhỏ tuổi. Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Australia thực hiện và công bố trên tạp chí trực tuyến Sức khỏe công cộng của Australia và New Zealand, số ra ngày 24/8.
Kết quả một nghiên cứu quy mô nhỏ tại Mỹ mới đây cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch ở những người trẻ tuổi đã tiêm phòng COVID-19.
Theo một bài viết đăng trên trang cnet.com mới đây, việc xác định được nhóm máu có thể giúp đánh giá các nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng hội chứng COVID-19 kéo dài, còn gọi là “Long COVID”, đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng chục triệu người trên thế giới, trong đó có vấn đề tim mạch. Các bác sĩ cho rằng khoảng 10% số trẻ em mắc COVID-19 sẽ chịu ảnh hưởng của “Long COVID”. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành BMJ cho thấy những người bình phục sau khi mắc COVID-19 nhiều khả năng còn bị lo âu, trầm cảm, cũng như gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần kép, do COVID-19 gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp, hiện đang bùng phát.
Theo kết quả phân tích dữ liệu y tế ở Mỹ do các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) thực hiện, những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ gặp phải các bệnh về tim mạch cao hơn, thậm chí sau một năm kể từ khi nhiễm bệnh. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Medicine số ra ngày 7/2.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học quốc tế đã chỉ ra rằng khi ăn một suất rau giàu nitrat mỗi ngày, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Theo Cục Y tế dự phòng, thói quen ăn quá nhiều muối là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Ngày 16/10/2020, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức phát động Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025.
Chiều 30/9 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “Truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác”. Hội thảo là một trong những sự kiện hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9/2020 với chủ đề “Hãy dùng trái tim để đánh bại bệnh tim mạch”.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Toàn cầu George ở Australia đã chỉ ra tác dụng làm giảm huyết áp của các chất thay thế muối ăn thông thường có thể giúp ngăn chặn được khoảng 460.000 ca tử vong hằng năm do bệnh tim mạch (CVD).
Dù đi sau thế giới nhưng với việc ứng dụng phẫu thuật tim mạch nội soi và sử dụng rô-bốt đã mang đến nhiều cơ hội cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch tại Việt Nam. Đây là nhận định của Giáo sư, Tiến sỹ Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam tại Hội nghị Tim mạch lần thứ 1 diễn ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/11.
Ung thư đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia giàu có, vượt qua cả bệnh tim mạch. Đây là kết quả của hai cuộc khảo sát toàn cầu về xu hướng sức khỏe được một nhóm nhà khoa học ở Canada thực hiện kéo dài suốt 10 năm qua và được công bố ngày 3/9 trên tạp chí y khoa The Lancet.
Đây là cảnh báo của các chuyên gia y tế đối với người có dấu hiệu đột quỵ. Nhất là hiện nay đang thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ Đặc biệt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.
Bắp cải là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mùa đông của mỗi gia đình. Không chỉ là một loại rau ngon, bổ, rẻ, dễ chế biến, bắp cải còn có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh.
Theo Viện Y tế Quốc gia, vitamin E có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại cho tế bào; đồng thời vitamin E còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ung thư. Hiện nay, vitamin E có hai loại gồm vitamin E tự nhiên và vitamin E tổng hợp.
Ngày 23/10, Bệnh viện Tim Hà Nội phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Gia Lai tiến hành triển khai việc hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật trong khám chữa bệnh tim, đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai trở thành “vệ tinh” của Bệnh viện Tim Hà Nội trong việc khám, phẫu thuật, điều trị bệnh tim, giai đoạn 2016 - 2020.
Được các bệnh viện lớn của thành phố Hồ Chí Minh và Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch, đến nay, hai bệnh viện tuyến tỉnh của Đồng Nai (Bệnh viện đa khoa Thống Nhất và Bệnh viện đa khoa Đồng Nai) đã thực hiện được các kỹ thuật can thiệp tim mạch như cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim, hẹp van 2 lá, thông liên nhĩ…
Theo kết quả nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ số ra ngày 26/10, một chế độ ăn với nhiều rau củ và trái cây ngay khi còn trẻ là chìa khóa cho một trái tim khỏe mạnh ở tuổi trung niên.