Theo các cuộc khảo sát này, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người trung niên trên phạm vi toàn cầu, chiếm hơn 40% số ca tử vong. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 17,7 triệu người trong năm 2017. Tuy nhiên, tại các nước giàu có, ung thư lại vượt qua bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học tại Canada đã tập trung theo dõi tình hình sức khỏe của hơn 160.000 người trưởng thành tại 21 quốc gia gồm các nước thu nhập thấp, trung bình và cao trong suốt 1 thập kỷ. Kết quả cho thấy người dân tại các quốc gia nghèo có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch trung bình cao gấp 2,5 lần so với người dân tại các nước giàu. Ngược lại, các bệnh không lây nhiễm như ung thư hay viêm phổi lại là nguyên nhân gây tử vong phổ biến hơn tại các nước giàu có so với các nước thu nhập thấp hơn.
Trong khi đó, nghiên cứu thứ hai lại đánh giá những dữ liệu từ các bệnh nhân cũng tại 21 quốc gia trên và nhận thấy rằng cái gọi là "các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi" chiếm 70% trường hợp mắc bệnh tim trên toàn cầu. Những yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống, các yếu tố hành vi và kinh tế xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ chuyển hóa như lượng cholesterol cao, béo phì hay tiểu đường gây ra hơn 40% tổng số bệnh tim mạch và cho tới nay đây cũng là những yếu tố có vai trò quyết định lớn nhất đối với tỷ lệ bệnh tật tại các quốc gia giàu có. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tim mạch tại các nước đang phát triển và ô nhiễm không khí hộ gia đình, chế độ ăn uống kém và trình độ giáo dục thấp.
Giáo sư Gilles Deganais thuộc Đại học Laval (Canada), nhận định "thế giới đang chứng kiến một sự chuyển đổi dịch tễ học mới giữa các loại bệnh không lây nhiễm khác nhau, trong đó bệnh tim mạch không còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước thu nhập cao". Ông cho biết các nghiên cứu trên cho thấy ung thư là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai trên toàn cầu vào năm 2017, chiếm hơn 1/4 (tương đương 26%) trong tổng số các trường hợp tử vong. Theo Giáo sư Deganais, một khi tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giảm trên toàn cầu, ung thư có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới "chỉ trong vài thập kỷ".
Trong khi đó, Giáo sư Salim Yusuf tại Đại học McMaster cho rằng các nước thu nhập thấp và trung bình cần có sự thay đổi trong chính sách nhằm giảm thiểu tác động của các bệnh tim mạch. Vị giáo sư này khuyến cáo chính phủ tại các nước này cần đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các bệnh không lây nhiễm bao gồm bệnh tim mạch, thay vì tập trung chủ yếu vào các bệnh truyền nhiễm.
Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học tại Canada đã tập trung theo dõi tình hình sức khỏe của hơn 160.000 người trưởng thành tại 21 quốc gia gồm các nước thu nhập thấp, trung bình và cao trong suốt 1 thập kỷ. Kết quả cho thấy người dân tại các quốc gia nghèo có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch trung bình cao gấp 2,5 lần so với người dân tại các nước giàu. Ngược lại, các bệnh không lây nhiễm như ung thư hay viêm phổi lại là nguyên nhân gây tử vong phổ biến hơn tại các nước giàu có so với các nước thu nhập thấp hơn.
Trong khi đó, nghiên cứu thứ hai lại đánh giá những dữ liệu từ các bệnh nhân cũng tại 21 quốc gia trên và nhận thấy rằng cái gọi là "các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi" chiếm 70% trường hợp mắc bệnh tim trên toàn cầu. Những yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống, các yếu tố hành vi và kinh tế xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ chuyển hóa như lượng cholesterol cao, béo phì hay tiểu đường gây ra hơn 40% tổng số bệnh tim mạch và cho tới nay đây cũng là những yếu tố có vai trò quyết định lớn nhất đối với tỷ lệ bệnh tật tại các quốc gia giàu có. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tim mạch tại các nước đang phát triển và ô nhiễm không khí hộ gia đình, chế độ ăn uống kém và trình độ giáo dục thấp.
Giáo sư Gilles Deganais thuộc Đại học Laval (Canada), nhận định "thế giới đang chứng kiến một sự chuyển đổi dịch tễ học mới giữa các loại bệnh không lây nhiễm khác nhau, trong đó bệnh tim mạch không còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước thu nhập cao". Ông cho biết các nghiên cứu trên cho thấy ung thư là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai trên toàn cầu vào năm 2017, chiếm hơn 1/4 (tương đương 26%) trong tổng số các trường hợp tử vong. Theo Giáo sư Deganais, một khi tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giảm trên toàn cầu, ung thư có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới "chỉ trong vài thập kỷ".
Trong khi đó, Giáo sư Salim Yusuf tại Đại học McMaster cho rằng các nước thu nhập thấp và trung bình cần có sự thay đổi trong chính sách nhằm giảm thiểu tác động của các bệnh tim mạch. Vị giáo sư này khuyến cáo chính phủ tại các nước này cần đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các bệnh không lây nhiễm bao gồm bệnh tim mạch, thay vì tập trung chủ yếu vào các bệnh truyền nhiễm.
Phương Oanh