Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy CVD chiếm khoảng 30% số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và một yếu tố dẫn tới nguyên nhân này là hội chứng tăng huyết áp (huyết áp cao) do chế độ ăn nhiều muối.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The British Medical ngày 23/4, việc chuyển đổi từ muối ăn thông thường sang các chất thay thế muối giàu kali có thể cứu sống gần 500.000 người ở Trung Quốc mỗi năm.
Tác giả nghiên cứu đồng thời là Chủ nhiệm chương trình Khoa học dinh dưỡng tại Viện George, ông Jason Wu, cho biết Trung Quốc có lượng dung nạp natri tương đối cao, phần lớn đến từ muối gia vị được thêm vào trong quá trình nấu ăn hoặc ngay trong bữa ăn.
Chia sẻ về nghiên cứu trên, ông Wu cho biết các chất thay thế muối được ông và nhóm cộng sự khuyên dùng có chứa ít Natri clorua (NaCl) hơn muối ăn thông thường vốn chứa tới khoảng 70% natri và 30% Kali clorua khác. Cùng với việc giảm bớt các ca tử vong có liên quan đến bệnh tim mạch, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các chất thay thế muối ăn có thể giúp ngăn ngừa khoảng 743.000 ca mắc bệnh tim mạch không gây tử vong mỗi năm, trong đó bao gồm 365.000 ca đột quỵ và 147.000 ca đau tim, đồng thời giảm khoảng 120.000 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính (CKD) mỗi năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù các chất thay thế muối thông thường vẫn mang lợi ích tối đa cho sức khỏe nhưng hầu hết mọi người đều chưa thể chấp nhận sự khác biệt trong hương vị của những chất thay thế này.
Tác giả nghiên cứu cũng lưu ý một điều cần quan tâm đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính nặng đó là họ có thể gặp phải các biến chứng do tăng kali trong chế độ ăn uống của bản thân. Ông Wu khuyên các bệnh nhân CKD nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chuyển sang sử dụng các chất thay thế muối ăn thông thường. Chuyên gia này cho biết thêm rằng ngay cả đối với những người mắc bệnh CKD, các chất thay thế muối ăn về cơ bản vẫn mang lại nhiều lợi ích tổng thể đối với sức khỏe tổng thể do giúp giảm huyết áp.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The British Medical ngày 23/4, việc chuyển đổi từ muối ăn thông thường sang các chất thay thế muối giàu kali có thể cứu sống gần 500.000 người ở Trung Quốc mỗi năm.
Tác giả nghiên cứu đồng thời là Chủ nhiệm chương trình Khoa học dinh dưỡng tại Viện George, ông Jason Wu, cho biết Trung Quốc có lượng dung nạp natri tương đối cao, phần lớn đến từ muối gia vị được thêm vào trong quá trình nấu ăn hoặc ngay trong bữa ăn.
Chia sẻ về nghiên cứu trên, ông Wu cho biết các chất thay thế muối được ông và nhóm cộng sự khuyên dùng có chứa ít Natri clorua (NaCl) hơn muối ăn thông thường vốn chứa tới khoảng 70% natri và 30% Kali clorua khác. Cùng với việc giảm bớt các ca tử vong có liên quan đến bệnh tim mạch, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các chất thay thế muối ăn có thể giúp ngăn ngừa khoảng 743.000 ca mắc bệnh tim mạch không gây tử vong mỗi năm, trong đó bao gồm 365.000 ca đột quỵ và 147.000 ca đau tim, đồng thời giảm khoảng 120.000 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính (CKD) mỗi năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù các chất thay thế muối thông thường vẫn mang lợi ích tối đa cho sức khỏe nhưng hầu hết mọi người đều chưa thể chấp nhận sự khác biệt trong hương vị của những chất thay thế này.
Tác giả nghiên cứu cũng lưu ý một điều cần quan tâm đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính nặng đó là họ có thể gặp phải các biến chứng do tăng kali trong chế độ ăn uống của bản thân. Ông Wu khuyên các bệnh nhân CKD nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chuyển sang sử dụng các chất thay thế muối ăn thông thường. Chuyên gia này cho biết thêm rằng ngay cả đối với những người mắc bệnh CKD, các chất thay thế muối ăn về cơ bản vẫn mang lại nhiều lợi ích tổng thể đối với sức khỏe tổng thể do giúp giảm huyết áp.
Minh Tâm