Cấm bán thuốc lá cho những người sinh trong thời gian từ 2006 đến 2010 có thể ngăn được khoảng 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21. Đây là kết quả của nghiên cứu mô hình hóa của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 3/10 trên tạp chí The Lancet Public Health.
Kết quả của nghiên cứu kéo dài 28 năm cho thấy sóng vô tuyến, điện thoại di động không liên quan đến ung thư não. Nghiên cứu này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ủy quyền và được công bố ngày 4/9 trên tạp chí Môi trường Quốc tế.
Ngày 9/10, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã kêu gọi những người có nguy cơ cao hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách tích cực tiêm chủng vaccine phòng bệnh. Đây là nỗ lực chung nhằm giảm thiểu các rủi ro do COVID-19 và cúm mùa gây ra trong mùa Thu và Đông năm nay.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/5 đã đưa ra khuyến cáo đối với việc sử dụng các chất tạo ngọt không đường (NSS) để kiểm soát cân nặng hoặc để giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCD).
Chiều 8/5, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, sau tuyên bố của WHO về việc COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu; các khuyến cáo cần thiết cho Việt Nam, cũng như các biện pháp ứng phó của Việt Nam trong thời gian tới. Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng tham dự cuộc trao đổi.
Hiện có những lo ngại về một “đại dịch thầm lặng” liên quan đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), dẫn đến siêu vi khuẩn có thể giết chết hàng triệu người trên toàn cầu trong nhiều thập niên tới.
Theo hướng dẫn mới cập nhật ngày 15/11 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phương pháp tiếp xúc da kề da là “chìa khóa” để tăng tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân. Đây được xem là một bước ngoặt trong dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu do Viện Sức khỏe Toàn cầu George và Đại học New South Wales ở Sydney (Asutralia) thực hiện cho thấy việc giảm huyết áp ở những người cao tuổi có thể giúp giảm thiểu nguy cơ sa sút trí tuệ - một hội chứng mà trong đó chức năng nhận thức bị suy giảm cùng với những hậu quả thông thường của quá trình lão hóa sinh học.
Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Thuốc lá - Mối đe dọa tới môi trường của chúng ta” nhằm thông tin những tác hại của thuốc lá đối với môi trường.
Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới. Vì thế, Bộ Y tế đã có Công văn số 2668/BYT-DP gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay thế giới (5/5) do Tổ chức Y tế thế giới phát động, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) và Aiken Việt Nam thực hiện Chương trình truyền thông với các hoạt động đặc biệt nhằm lan tỏa thông điệp: "Tay sạch khuẩn – Bảo vệ cộng đồng".
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh viêm gan cấp tính nặng chưa rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ đã xuất hiện tại 11 quốc gia. Gần 170 trẻ em có dấu hiệu mắc bệnh, trong khi 1 trẻ đã tử vong do căn bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi và đánh giá về tình trạng hiếm gặp bị mất thính giác và mắc các vấn đề về thính giác khác sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Times of India cuối tuần qua, Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đa số các triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên.
Từ tháng 1/2020 đến nay Việt Nam đã phải chống chọi với 4 đợt dịch COVID-19 và hiện tai đang hướng tới chung sống an toàn với SARS-CoV-2. Điều này dựa vào những kết quả phòng, chống dịch đạt được trên thực tế trong hơn hai năm qua.
Vào đêm 11/3/2020 (theo giờ Việt Nam), COVID-19 chính thức được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi là “đại dịch toàn cầu”. Sau hai năm, bức tranh dịch bệnh đã có nhiều thay đổi. Thế giới đã cùng nhau vượt qua “cú sốc COVID-19” để coi đó là bệnh đặc hữu trong thời gian tới và cuộc sống đang trở lại bình thường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2/3 đã khuyến nghị dùng loại thuốc viên Molnupiravir chống COVID-19 cho những bệnh nhân có triệu chứng bệnh vừa phải nhưng có nguy cơ trở nặng phải nhập viện điều trị, như người cao tuổi hoặc người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Theo một nghiên cứu toàn cầu được đăng tải mới đây trên tạp chí y học thể thao Sports Medicine, hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm 37% nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 và giảm 31% nguy cơ nhiễm virus.
Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dự báo trong năm nay sẽ có nhiều phương pháp mới điều trị COVID-19 và biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ có khả năng lây lan cao hơn nữa vì chúng phải “vượt mặt” các biến thể đang hoành hành hiện nay.
Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định virus corona vẫn đang tiến hóa và các nhà khoa học chưa có khả năng đưa ra dự đoán về với sự biến đổi của virus này như đã từng làm với các chủng cúm mùa.
Ngày 14/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê chuẩn hai phương pháp mới điều trị COVID-19, qua đó bổ sung thêm công cụ mũi nhọn cùng các loại vaccine hiện có để ngăn ngừa nguy cơ trở nặng và tử vong cho bệnh nhân COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo mới về Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi cho rằng sẽ là sai lầm khi xem nhẹ biến thể này vào tuần trước.
Ông Michael Ryan - giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - đánh giá biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có lẽ không gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây, cũng như "ít khả năng" biến thể này né tránh được hoàn toàn sự phòng ngừa của vaccine.
Ngày 12/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết không nên sử dụng huyết tương của người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 đã hồi phục để điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình.
Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến tăng cường công tác an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tới điểm cầu các cơ sở y tế trong cả nước do Bộ Y tế tổ chức mới đây, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã khẳng định 5 công cụ hiệu quả để kiểm soát dịch COVID-19 gồm: Vaccine; các biện pháp y tế công cộng – xã hội (như 5K của Việt Nam); quản lý ca bệnh, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân; giám sát và kiểm soát đường biên giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tối 8/10, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo nước này sẽ mở cửa với các du khách quốc tế có giấy chứng nhận tiêm các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được các cơ quan quản lý của Mỹ hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép.
Để có thể mở lại các trường học ở châu Âu và châu Á, giáo viên và nhân viên nhà trường cần nằm trong nhóm ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây là khuyến nghị được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra ngày 30/8.
Ngày 8/6, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Tiến sĩ Kidong Park, đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về biến thể Delta cũng như hiệu quả của các loại vaccine đối với biến thể này.
Các thuốc điều trị viêm khớp có các hoạt chất tocilizumab và sarilumab có thể làm giảm nguy cơ tử vong và nhu cầu sử dụng máy thở ở các bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập viện. Đây là kết luận trong nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ ngày 6/7.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 15/6, cả nước ghi nhận 402 ca mắc COVID-19, trong đó có 4 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh; 398 ca được ghi nhận trong nước. Bắc Giang tiếp tục có số ca mắc cao nhất với 235 trường hợp; tiếp đó là Thành phố Hồ Chí Minh với 90 ca; Bắc Ninh với 55 ca... Trong số này có 204 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.