Người Khmer vượt khó từ những mô hình sản xuất nông nghiệp

Với tinh thần cần cù, ham học hỏi trong lao động, sản xuất, mô hình nuôi ba ba, cua đinh của gia đình ông Lý Sỏn, người dân tộc Khmer ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Huỳnh Anh
Với tinh thần cần cù, ham học hỏi trong lao động, sản xuất, mô hình nuôi ba ba, cua đinh của gia đình ông Lý Sỏn, người dân tộc Khmer ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Huỳnh Anh

Nhiều năm qua, ấp Đường Đào luôn là điểm sáng của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung về phát triển kinh tế hộ gia đình. Toàn xã Hồ Thị Kỷ có 525 hộ đồng bào Khmer thì 340 hộ sinh sống tại ấp Đường Đào.

Người Khmer vượt khó từ những mô hình sản xuất nông nghiệp ảnh 1

Với tinh thần cần cù, ham học hỏi trong lao động, sản xuất, mô hình nuôi ba ba, cua đinh của gia đình ông Lý Sỏn, người dân tộc Khmer ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Huỳnh Anh

Với sự năng động trong sản xuất, ấp Đường Đào được biết đến là địa phương có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, tiêu biểu là các mô hình nuôi cá bống tượng, cá chình, ba ba, cua đinh, nuôi tôm quảng canh cải tiến... Trong đó, nổi bật là mô hình nuôi ba ba, cua đinh của gia đình ông Lý Sỏn, người dân tộc Khmer cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Người Khmer vượt khó từ những mô hình sản xuất nông nghiệp ảnh 2Khu dân cư kiểu mẫu của đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình. Ảnh: Huỳnh Lâm

Ông Nguyễn Trọng Yêm, Trưởng ấp Đường Đào cho biết: Vào những năm 2000, hầu hết các hộ đồng bào Khmer trong ấp chỉ mưu sinh nhờ 2 vụ lúa hoặc đi làm thuê. Thế nhưng, từ sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, sự nỗ lực tự thân của đồng bào với các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp, đến nay, thu nhập bình quân của ấp đạt trên 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 1% (tương đương 2 hộ).

Huỳnh Anh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm