Từ hiệu quả này, mô hình không ngừng được nhân rộng, hiện đa số người làm nông nghiệp ở Đồng Nai đã áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt trên nhiều loại cây trồng.
Xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc) là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất ở Đồng Nai với diện tích khoảng 600 ha. Trước đây, người trồng tiêu ở Xuân Thọ sử dụng biện pháp tưới truyền thống – nông dân tự cầm vòi nước đi phun vào từng gốc tiêu. Cách tưới này vừa tốn công lao động, vừa tốn nước. Người trồng tiêu không kiểm soát được lượng nước tưới. Trong khi đó, với hồ tiêu, nếu tưới nước quá nhiều sẽ đọng lại vào bộ rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Ông Trần Hữu Thắng, Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ cho biết, gia đình có gần 3 ha hồ tiêu, năm 2008, lắp đặt thử nghiệm hệ thống tưới nhỏ giọt trên 1 ha. Kết quả cho thấy, mô hình mang lại hiệu quả cao nên sau đó áp dụng tưới tiết kiệm trên toàn bộ diện tích. Trước năm 2008, năng suất vườn tiêu của gia đình đạt khoảng 3 tấn/ha, nhờ tưới tiết kiệm nên những năm sau năng suất tăng hơn gấp đôi.
Cũng theo ông Thắng, khi tưới truyền thống, mỗi ngày phải dành nhiều giờ đồng hồ để tưới, chi phí điện nước tăng lên. Với hệ thống tưới tiết kiệm, mỗi ngày chỉ cần tưới 1 giờ đồng hồ, nước tưới đều giúp cây phát triển tốt (mỗi gốc cao từ 4 – 5 m), hạn chế sâu bệnh. Trước đây, mỗi lần bón phân cho tiêu người trồng thường rắc phân trên bề mặt gốc tiêu sau đó dùng vòi tưới nên phân không ngấm sâu, một lượng lớn phân theo nước thất thoát. Việc tưới nước bằng tay dễ làm xói mòn bộ rễ làm tiêu mất sức, năng suất giảm. Với hệ thống tưới nhỏ giọt, phân bón sau khi được hòa tan vào nước được bình áp lực hút ngược, sau đó theo hệ thống đường ống đến từng gốc tiêu. Nhờ đó tiết kiệm, giảm thất thoát phân bón, không gây ảnh hưởng đến bộ rễ. Trong quá trình sử dụng mô hình tưới tiết kiệm.
Trong quá trình sử dụng mô hình tưới tiết kiệm, ông Thắng không ngừng tìm tòi, thay đổi để phù hợp với điều kiện sản xuất. Cụ thể, ông đã cải biến hệ thống ống cũ thường xuyên bị bằng cách đặt một đường ống vào sát gốc tiêu, chôn sâu xuống đất, sau đó đâm một lỗ nhỏ, cho một ống nước dài chừng 5 - 7cm ngoi lên trên. Thông qua ống này nước được đưa thẳng vào từng gốc, phun mạnh và tỏa đều lên trên lá, hệ thống ống không còn bị tắc.
Theo ông Thắng, ở Xuân Thọ 100% người trồng hồ tiêu đã áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, điều này giúp cây tiêu phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh. Trung bình mỗi năm, một ha tiêu cho thu hoạch từ 6 – 8 tấn, sau khi trừ chi phí, 1 ha tiêu người dân thu lãi khoảng 400 – 500 triệu đồng/năm. Do mô hình tưới tiết kiệm mang lại hiệu quả nên nhiều nông dân trồng cây ăn trái ở Đồng Nai cũng áp dụng.
Hiện trên địa bàn Đồng Nai mô hình tưới tiết kiệm đã được áp dụng ở hầu hết các loại cây lâu năm như: Hồ tiêu, cà phê, sầu riêng, bưởi… Vì mỗi loại cây cần một lượng nước khác nhau nên nông dân đã cải tiến hệ thống tưới tiết kiệm cho phù hợp. Ngoài hệ thống van tổng, có người còn thiết kết thêm từng van nhỏ ở mỗi gốc cây, sau khi vặn van tổng, người dân sẽ đến từng gốc cây mở van nhỏ, cây nào đang trong giai đoạn cần nhiều nước thì vặn van to ra, cây cần ít nước thì hãm lại.
Theo người dân, chi phí lắp hệ thống tưới tiết kiệm dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ha, 1 hệ thống có thời gian sử dụng nhiều năm, ít bị hư hỏng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tưới nước tiết kiệm là các nhà vườn không phải tốn công đào mương dẫn nước và đưa phân lên tưới cho từng cây như trước đây; không phải làm bồn quanh gốc cây để giữ nước mà vẫn giữ được độ ẩm thích hợp cho vườn cây theo từng chu kỳ sinh trưởng, hạn chế lây lan dịch bệnh, cây ít bị rụng hoa, quả non, góp phần tăng năng suất vườn cây trên 30%.
Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh này có 27.000 ha cây trồng đã lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Tưới tiết kiệm là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng Nai, hệ thống này giúp giảm sức lao động, chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng từ 30% trở lên. Thời gian tới, nông dân Đồng Nai nếu muốn lắp hệ thống này sẽ được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ chi phí, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng./.
Xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc) là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất ở Đồng Nai với diện tích khoảng 600 ha. Trước đây, người trồng tiêu ở Xuân Thọ sử dụng biện pháp tưới truyền thống – nông dân tự cầm vòi nước đi phun vào từng gốc tiêu. Cách tưới này vừa tốn công lao động, vừa tốn nước. Người trồng tiêu không kiểm soát được lượng nước tưới. Trong khi đó, với hồ tiêu, nếu tưới nước quá nhiều sẽ đọng lại vào bộ rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Ông Trần Hữu Thắng, Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ cho biết, gia đình có gần 3 ha hồ tiêu, năm 2008, lắp đặt thử nghiệm hệ thống tưới nhỏ giọt trên 1 ha. Kết quả cho thấy, mô hình mang lại hiệu quả cao nên sau đó áp dụng tưới tiết kiệm trên toàn bộ diện tích. Trước năm 2008, năng suất vườn tiêu của gia đình đạt khoảng 3 tấn/ha, nhờ tưới tiết kiệm nên những năm sau năng suất tăng hơn gấp đôi.
Ảnh minh họa |
Cũng theo ông Thắng, khi tưới truyền thống, mỗi ngày phải dành nhiều giờ đồng hồ để tưới, chi phí điện nước tăng lên. Với hệ thống tưới tiết kiệm, mỗi ngày chỉ cần tưới 1 giờ đồng hồ, nước tưới đều giúp cây phát triển tốt (mỗi gốc cao từ 4 – 5 m), hạn chế sâu bệnh. Trước đây, mỗi lần bón phân cho tiêu người trồng thường rắc phân trên bề mặt gốc tiêu sau đó dùng vòi tưới nên phân không ngấm sâu, một lượng lớn phân theo nước thất thoát. Việc tưới nước bằng tay dễ làm xói mòn bộ rễ làm tiêu mất sức, năng suất giảm. Với hệ thống tưới nhỏ giọt, phân bón sau khi được hòa tan vào nước được bình áp lực hút ngược, sau đó theo hệ thống đường ống đến từng gốc tiêu. Nhờ đó tiết kiệm, giảm thất thoát phân bón, không gây ảnh hưởng đến bộ rễ. Trong quá trình sử dụng mô hình tưới tiết kiệm.
Trong quá trình sử dụng mô hình tưới tiết kiệm, ông Thắng không ngừng tìm tòi, thay đổi để phù hợp với điều kiện sản xuất. Cụ thể, ông đã cải biến hệ thống ống cũ thường xuyên bị bằng cách đặt một đường ống vào sát gốc tiêu, chôn sâu xuống đất, sau đó đâm một lỗ nhỏ, cho một ống nước dài chừng 5 - 7cm ngoi lên trên. Thông qua ống này nước được đưa thẳng vào từng gốc, phun mạnh và tỏa đều lên trên lá, hệ thống ống không còn bị tắc.
Theo ông Thắng, ở Xuân Thọ 100% người trồng hồ tiêu đã áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, điều này giúp cây tiêu phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh. Trung bình mỗi năm, một ha tiêu cho thu hoạch từ 6 – 8 tấn, sau khi trừ chi phí, 1 ha tiêu người dân thu lãi khoảng 400 – 500 triệu đồng/năm. Do mô hình tưới tiết kiệm mang lại hiệu quả nên nhiều nông dân trồng cây ăn trái ở Đồng Nai cũng áp dụng.
Hiện trên địa bàn Đồng Nai mô hình tưới tiết kiệm đã được áp dụng ở hầu hết các loại cây lâu năm như: Hồ tiêu, cà phê, sầu riêng, bưởi… Vì mỗi loại cây cần một lượng nước khác nhau nên nông dân đã cải tiến hệ thống tưới tiết kiệm cho phù hợp. Ngoài hệ thống van tổng, có người còn thiết kết thêm từng van nhỏ ở mỗi gốc cây, sau khi vặn van tổng, người dân sẽ đến từng gốc cây mở van nhỏ, cây nào đang trong giai đoạn cần nhiều nước thì vặn van to ra, cây cần ít nước thì hãm lại.
Theo người dân, chi phí lắp hệ thống tưới tiết kiệm dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ha, 1 hệ thống có thời gian sử dụng nhiều năm, ít bị hư hỏng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tưới nước tiết kiệm là các nhà vườn không phải tốn công đào mương dẫn nước và đưa phân lên tưới cho từng cây như trước đây; không phải làm bồn quanh gốc cây để giữ nước mà vẫn giữ được độ ẩm thích hợp cho vườn cây theo từng chu kỳ sinh trưởng, hạn chế lây lan dịch bệnh, cây ít bị rụng hoa, quả non, góp phần tăng năng suất vườn cây trên 30%.
Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh này có 27.000 ha cây trồng đã lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Tưới tiết kiệm là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững ở Đồng Nai, hệ thống này giúp giảm sức lao động, chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng từ 30% trở lên. Thời gian tới, nông dân Đồng Nai nếu muốn lắp hệ thống này sẽ được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ chi phí, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng./.
TTXVN