Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng.
Nằm yên bình bên cạnh những ngọn núi phủ kín cây xanh, bản Táng Ngá có 90 hộ đồng bào dân tộc Cống. Nghề đan bem của dân bản đã được duy trì từ lâu và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ trong bản. Bem được đan từ cây mây, giang, tre lấy từ rừng, việc đan lát hoàn toàn do đàn ông thực hiện. Để đan thành chiếc bem hoàn hảo, người thợ phải chọn cây giang, mây bánh tẻ để chẻ lạt cho thật mảnh, dai; mây chỉ lấy dây già, leo trên cây cao, có màu vàng hoặc xanh đảm bảo độ dẻo và không bị mọt. Bem gồm 4 phần chính: khung, thân, nắp và quai đeo. Công đoạn đan được tiến hành từ đáy trở lên. Phần thân đan 2 lớp chắc chắn; khung bằng tre bọc bên ngoài là lạt mây; nắp đan như phần thân nhưng không đan kín; quai đan bằng cây giang nhờ vậy mềm, dễ đeo. Thời gian hoàn thiện một chiếc bem, người thợ cần ít nhất một tuần. Việc đan bem diễn ra quanh năm, người đan chậm một năm có thể đan 12 chiếc; chăm chỉ, khéo tay có thể lên tới 20 chiếc. Hiện nay, sản phẩm bem của bà con trong bản được người dân địa phương khác đến tận nhà hỏi mua, chủ yếu vẫn là người Thái dùng đựng quần áo hay làm của hồi môn cho con gái về nhà chồng. Với giá bán 1 triệu đồng/chiếc, nghề đan bem đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể giúp các hộ trang trải cuộc sống hàng ngày.
Anh Lò Văn Hiền (người dân bản Táng Ngá). cho biết: “Từ khi còn nhỏ, tôi được bố dạy cách chọn nguyên liệu, kỹ thuật đan. Có thể nói đan bem trở thành nghề cha truyền - con nối ở bản tôi. Đan bem rất công phu, đòi hỏi người đan tính kiên nhẫn, tỷ mỷ. Bem bán rất đắt khách, thậm chí hàng không kịp giao cho khách, nhất là dịp cuối năm nhiều gia đình tổ chức đám cưới cho con. Nghề đan bem chỉ truyền cho con trai trong nhà, vì vậy con trai tôi năm nay học lớp 8 cũng đã biết làm nghề”.
Còn với ông Lùng Văn Ún - Trưởng bản Táng Ngá, để nghề đan bem không bị mai một, trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể bản thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở bà con truyền dạy nghề cho con cháu và khai thác hợp lý nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, tuyệt đối không được khai thác tận diệt, chung sức giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc.
Bem là vật dụng có thể sử dụng linh hoạt khi di chuyển hoặc cất giữ đồ dùng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đồ dùng sinh hoạt truyền thống bắt đầu có sự mai một, nhưng những chếc bem tinh xảo của người Cống ở Táng Ngá vẫn được khách hàng ưa chuộng, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Anh Lò Văn Hiền (người dân bản Táng Ngá). cho biết: “Từ khi còn nhỏ, tôi được bố dạy cách chọn nguyên liệu, kỹ thuật đan. Có thể nói đan bem trở thành nghề cha truyền - con nối ở bản tôi. Đan bem rất công phu, đòi hỏi người đan tính kiên nhẫn, tỷ mỷ. Bem bán rất đắt khách, thậm chí hàng không kịp giao cho khách, nhất là dịp cuối năm nhiều gia đình tổ chức đám cưới cho con. Nghề đan bem chỉ truyền cho con trai trong nhà, vì vậy con trai tôi năm nay học lớp 8 cũng đã biết làm nghề”.
Còn với ông Lùng Văn Ún - Trưởng bản Táng Ngá, để nghề đan bem không bị mai một, trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể bản thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở bà con truyền dạy nghề cho con cháu và khai thác hợp lý nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, tuyệt đối không được khai thác tận diệt, chung sức giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc.
Bem là vật dụng có thể sử dụng linh hoạt khi di chuyển hoặc cất giữ đồ dùng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đồ dùng sinh hoạt truyền thống bắt đầu có sự mai một, nhưng những chếc bem tinh xảo của người Cống ở Táng Ngá vẫn được khách hàng ưa chuộng, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Theo baolaichau.vn