Ông Quách Tất Hưởng, Chánh Văn phòng UBND-HĐND huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) khẳng định, tính đến ngày 7/7, toàn bộ các thôn, bản của huyện Nậm Nhùn không còn bị cô lập; các tuyến đường liên xã, liên thôn, bản đã cơ bản được thông tuyến.
Ngày 16/9, thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết, đơn vị vừa phá thành công vụ án, bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 6 bánh heroin (350gram / 1 bánh).
Chiều 12/7, Công an tỉnh Lai Châu đã thông tin ban đầu về vụ 3 công nhân tử vong do ngạt khí trong hầm thủy điện.Trước đó, vào 3 giờ 50 phút ngày 11/7, Công an tỉnh Lai Châu nhận được tin báo về việc xảy ra vụ ngạt khí trong khi thi công hầm đập chính thủy điện Nậm Cuổi 1, thuộc khu vực bản Lồng Ngài, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, khiến 3 công nhân thi công mắc kẹt trong hầm.
Chiều 15/4, ông Nguyễn Quang Lương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) cho biết, trên địa bàn huyện xảy ra đám cháy rừng tại địa bàn giáp ranh giữa xã Trung Chải và bản Pa Pảng (xã Nậm Ban).
Ngày 20/2 (tức ngày 11/1 Âm lịch), Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ Xuân Giáp Thìn 2024 đã khai hội tại xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) nhằm tưởng nhớ công lao người Anh hùng dân tộc - Vua Lê Thái Tổ.
Chiều 15/8, thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, đơn vị vừa phá thành công chuyên án trinh sát mang bí số 1222V, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 16 bánh heroin, 2 xe máy, 5 điện thoại di động và một số tài liệu liên quan.
Sau nhiều ngày mưa lớn trên diện rộng, sáng 25/5, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra sạt lở ta luy dương, gây ách tắc giao thông cục bộ trong nhiều giờ.
Công an huyện Nậm Nhùn chủ trì phối hợp với Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án trinh sát mang bí số 0522M, bắt 4 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ 11,5 bánh heroin.
Nậm Nhùn là một trong những huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu với hơn 6.060 hộ, trên 28.000 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đời sống còn khó khăn, lại bị kẻ xấu lôi kéo, đã có 14 hộ dân, 75 nhân khẩu di cư tự do, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự địa phương.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc nước ta. Mặc dù là tỉnh không có nhiều di tích, kỳ quan, thắng cảnh như các tỉnh khác nhưng các thắng cảnh ở Lai Châu đều có điểm riêng biệt hấp dẫn du khách khiến ai đến một lần cũng đều nhớ mãi. Trong các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh, nổi bật nhất có lẽ là Đền thờ vua Lê Lợi ở huyện Nậm Nhùn, nơi ghi nhận chiến công của vua Lê Thái Tổ khi đánh giặc xâm phạm biên cương Tổ quốc.
Còn 3 ngày nữa là đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tại Lai Châu, công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đã cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng cho Ngày hội lớn của dân tộc.
Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử, tỉnh Lai Châu đã tăng cường công tác tuyên truyền đến từng thôn, bản làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Đặc biệt tỉnh chú trọng phát huy vai trò đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác vận động, tuyên truyền bầu cử.
Một mùa Xuân mới lại về, cùng với người dân muôn nơi, đồng bào các dân tộc ở những bản làng tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang náo nức hy vọng một năm mới phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Lai Châu đã có những chuyển biến rõ rệt và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững.
Sau 10 năm được triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính ổn định, bền vững, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.
Sau 8 năm thực hiện Quyết định 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đang đổi thay từng ngày…
Thực hiện nhiệm vụ Dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện tỉnh Lai Châu, ngành Điện lực gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cấp điện lưới Quốc gia cho các bản ở vùng khó khăn: Nậm Vạc 1, Nậm Vạc 2 (xã Nậm Ban), Nậm Nàn 1, Nậm Nàn 2 (xã Nậm Manh) của huyện Nậm Nhùn. Ánh điện về, tiếng ti vi, máy xay xát… rộn ràng, đồng bào dân tộc phấn khởi, vui tươi đón Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020.
Với việc lồng ghép các chương trình, đề án của Trung ương và của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc đặc biệt khó khăn nói chung và dân tộc Mảng nói riêng trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khởi sắc. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn nhiều chồng chéo giữa các chính sách và cách thức thực hiện. Do đó, để các dân tộc đặc biệt khó khăn phát triển ngang bằng với các dân tộc khác trong vùng cần có những cơ chế chính sách mở, những điều chỉnh phù hợp trong phân bổ nguồn vốn, định mức hỗ trợ và cách thức thực hiện.
Dân tộc Mảng là một trong những dân tộc rất ít người ở Lai Châu. Riêng huyện Nậm Nhùn có hơn 650 hộ người Mảng với hơn 3.100 nhân khẩu, chiếm 11% dân số của huyện. Địa bàn cư trú ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên khó khăn, điều kiện kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, vì thế nhiều hủ tục vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc Mảng. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương đã góp phần thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc Mảng, loại bỏ được nhiều hủ tục lạc hậu, giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Từ đêm 23 đến sáng 24/6, địa bàn tỉnh Lai Châu đã có mưa to, xảy ra lũ ống, lũ quét làm một người chết và 3 người mất tích (một người thuộc huyện Nậm Nhùn, hai người thuộc huyện Mường Tè), nhiều nhà dân bị cuốn trôi, tổng thiệt hại trên 30 tỷ đồng. UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền hai huyện bị ảnh hưởng trực tiếp là Nậm Nhùn và Mường Tè tập trung khắc phục phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm 3 nạn nhân mất tích.
Từ chiều 23 đến sáng 24/6, trên địa bàn huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) xảy ra mưa lớn trên diện rộng, gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, làm thiệt hại về người, tài sản. Chính quyền huyện Mường Tè đã khẩn trương di dời 27 hộ dân sống gần suối trên địa bàn 2 xã Bum Nưa và Pa Vệ Sủ.
Ngày 1/6, tại xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã tổ chức ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2019 với chủ đề “Tết thiếu nhi và mùa hè xanh biên giới”.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019, phần lớn các điểm trường vùng cao của tỉnh Lai Châu đều có tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Các thầy, cô giáo phải lặn lội đến từng điểm bản, gia đình và thậm chí vào rừng để tìm kiếm, vận động, đưa học sinh về trường. Nhờ sự nỗ lực của thầy, cô, tỷ lệ chuyên cần của học sinh vùng cao Lai Châu đã có sự chuyển biến tích cực.
Ngày 5/9 vừa qua, cùng với cả nước, hàng nghìn học sinh vùng cao Lai Châu nô nức tựu trường khai giảng năm học mới. Tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng lũ, do đi lại khó khăn, ngày khai giảng, nhiều học sinh chưa thể đến trường.
Huyện Mường Tè (Lai Châu) là địa phương bị thiệt hại nặng nề về hệ thống giao thông trong đợt mưa lũ vừa qua. Trong đó, Quốc lộ 4H - tuyến huyết mạnh nối Lai Châu với các huyện Mường Tè, Mường Nhé; tỉnh lộ 127 Mường Tè đi huyện Nậm Nhùn và các tuyến đường liên xã, liên bản trên địa bàn thiệt hại nặng khiến nhiều xã, bản hiện vẫn bị cô lập tạm thời, ảnh hưởng đời sống nhân dân.
Ngày 5/3, UBND huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với bia Lê Lợi và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đối với địa điểm lưu niệm vua Lê Thái Tổ tại xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn.
Xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có 93,1% số hộ dân sản xuất nông nghiệp, 100% số hộ dân tái định cư tại 10 bản. Để giúp người dân tái định cư ổn định đời sống, chính quyền xã đã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn chính sách của Đảng và Nhà nước để hỗ trợ. Nhờ đó, tính đến tháng 6/2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 24,69%; thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt khoảng 22 triệu đồng.
Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển.