Lai Châu phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng bản trong tuyên truyền bầu cử

Ông Lý Văn Hom, Bí thư chi bộ bản - người có uy tín bản Tổng Pịt, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), hướng dẫn người dân xem danh sách các ứng cử viên. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN
Ông Lý Văn Hom, Bí thư chi bộ bản - người có uy tín bản Tổng Pịt, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), hướng dẫn người dân xem danh sách các ứng cử viên. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử, tỉnh Lai Châu đã tăng cường công tác tuyên truyền đến từng thôn, bản làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Đặc biệt tỉnh chú trọng phát huy vai trò đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác vận động, tuyên truyền bầu cử.

Cánh tay nối dài của Đảng

Những ngày tháng 5, dọc tuyến đường trung tâm xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) và bản Tổng Pịt rợp sắc cờ đỏ sao vàng đón chờ Ngày hội toàn dân.

Bản Tổng Pịt nằm cheo leo trên những sườn núi của xã Mường Mô với 94 hộ dân sinh sống, trong đó có 73 hộ gia đình là người dân tộc Khơ Mú còn lại là dân tộc Mông. Địa hình chủ yếu là núi, dân cư phân bố thưa thớt, nhận thức của người dân còn hạn chế.

Dưới thời tiết oi bức, nắng nóng của buổi trưa hè, tranh thủ lúc người dân ở nhà nghỉ ngơi, Bí thư Chi bộ bản Tổng Pịt, người có uy tín Lý Văn Hom vẫn rong ruổi trên chiếc xe máy đi đến các hộ gia đình trong bản để tuyên truyền về Ngày Bầu cử. Mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt, ướt đẫm cả áo, Bí thư Lý Văn Hom vẫn hăng say tuyên truyền tới người dân về Ngày Bầu cử, quyền và nghĩa vụ của cử tri tham gia bầu cử.

Lai Châu phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng bản trong tuyên truyền bầu cử ảnh 1Ông Lý Văn Hom, Bí thư chi bộ bản - người có uy tín bản Tổng Pịt, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), hướng dẫn người dân xem danh sách các ứng cử viên. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Bí thư Chi bộ bản Tổng Pịt Lý Văn Hom chia sẻ: Suốt 2 tháng nay, ông đã cố gắng để người dân trong bản hiểu và chọn những người có đức có tài làm đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Cùng với việc đi đến các hộ gia đình, ông thường xuyên tổ chức các buổi họp dân, họp bản để tuyên truyền người dân đi bầu cử.

Đều đặn 2 lần/ngày, ông mở loa phát thanh để dân bản nắm được và không quên Ngày Bầu cử. Hiện nay, tại nhà sinh hoạt cộng đồng của bản, bảng thông tin về cuộc bầu cử và danh sách người ứng cử đã được niêm yết để người dân kịp thời nắm thông tin. Đặc biệt, ngày 20/5 tới đây, ông sẽ đi đến nhà các hộ gia đình tuyên truyền người dân không đi làm nương ở xa, không được bỏ việc bầu cử, khi đi bầu cử phải đeo khẩu trang đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Đến nay, 100% người dân đều nắm được ngày bầu cử, ai cũng hào hứng đón chờ Ngày hội non sông.

Em Lò Thị Hói, 21 tuổi, người dân tộc Khơ Mú ở bản Tổng Pịt hào hứng nói, đây là lần đầu tiên em được đi bầu cử, em rất hồi hộp và tự hào. Em mong muốn những người trúng cử khóa mới sẽ giúp người dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc Khơ Mú ngày càng phát triển.

Lai Châu phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng bản trong tuyên truyền bầu cử ảnh 2Bí thư chi bộ bản Tổng Pịt, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) cùng với trưởng bản, người có uy tín trong bản tuyên truyền bầu cử đến với người dân. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Ông Trần Anh Đôn, Chủ tịch UBND xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn cho biết: Xác định bầu cử là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phân công cụ thể cho các thành viên trong Tiểu ban Tuyên truyền. Đặc biệt, xã đã chủ động thành lập các Tổ tuyên truyền ở các bản, trong đó phát huy vai trò của bí thư, trưởng bản, người có uy tín, già làng để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bầu cử.

Giống như Bí thư Lý Văn Hom, Trưởng bản, Bí thư Chi bộ bản Hồ Thầu, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu) Lý A Tro cũng đã tổ chức các cuộc họp bản, tận tình đến những hộ dân ở xa, không thể tham dự các cuộc họp để tuyên truyền, phổ biến về bầu cử. Trong đó, ông chú trọng tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Lai Châu phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng bản trong tuyên truyền bầu cử ảnh 3Bí thư chi bộ bản - người có uy tín Lý Văn Hom bản Tổng Pịt, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) tuyên truyền bầu cử đến với người dân trong bản. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Bản Hồ Thầu, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ có 81 hộ gia đình sinh sống với 410 nhân khẩu và 100% đồng bào dân tộc Hà Nhì. Trưởng bản, Bí thư Chi bộ bản Hồ Thầu Lý A Tro tâm sự: Khi được chính quyền địa phương triển khai công tác bầu cử, ông đã cùng với cán bộ biên phòng, già làng, người có uy tín kêu gọi nhân dân họp bản để thông tin đến người dân. Bên cạnh đó, thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền cho cử tri hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc hiểu Luật Bầu cử sẽ giúp cho bà con hiểu được nguyên tắc bầu cử, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công tác bầu cử. Qua đó, người dân sẽ chọn được những người có trách nhiệm, có uy tín để đưa bản mình phát triển hơn.

Đa dạng hình thức tuyên tuyền

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, có địa bàn rộng, với 20 dân tộc sinh sống, trong đó gần 85% đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, toàn tỉnh còn nhiều bản chưa có điện lưới quốc gia và hạ tầng viễn thông, việc tiếp cận thông tin đại chúng của người dân còn hạn chế. Do vậy, hình thức tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh khó tiếp cận được. Nếu muốn tuyên truyền tốt với các đối tượng này, các lực lượng chức năng chú trọng công tác tuyên truyền miệng và linh hoạt với nhiều hình thức phù hợp.

Lai Châu phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng bản trong tuyên truyền bầu cử ảnh 4Trưởng bản, Bí thư chi bộ bản Hồ Thầu, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu) phối hợp cùng lực lượng biên phòng tuyên truyền bầu cử đến các hộ gia đình. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Lai Châu cho biết: tỉnh có 274.272 cử tri. Để tất cả các cử tri hiểu và nắm được về cuộc bầu cử, Lai Châu đã triển khai bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở bằng các thứ tiếng phù hợp với từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Đặc biệt, đối với những bản chưa có điện, viễn thông, tỉnh chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín qua các buổi họp, sinh hoạt chi bộ… Thông qua kênh tuyên truyền miệng này, những thông tin về bầu cử sẽ đến được với cử tri vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới một cách kịp thời, chính xác nhất, góp phần nâng cao ý thức của đồng bào các dân tộc tham gia bầu cử một cách đầy đủ, theo đúng quy định pháp luật.

Huyện Phong Thổ (Lai Châu) hiện có 9 đồng bào dân tộc thiểu số và có 12 xã biên giới. Toàn huyện có 131 người có uy tín và trưởng bản. Để mọi người dân nắm được thông tin bầu cử, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong đó tập trung vào hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương và văn hóa từng dân tộc.

Lai Châu phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng bản trong tuyên truyền bầu cử ảnh 5Trưởng bản, Bí thư chi bộ bản Hồ Thầu, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu) Lý A Tro phối hợp cùng lực lượng biên phòng tuyên truyền bầu cử đến các hộ gia đình. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho hay, thời gian qua, huyện đã luôn phát huy cao vai trò của đội ngũ người có uy tín, trưởng bản trong công tác vận động, tuyên truyền bầu cử đến nhân dân. Đây là cầu nối để người dân tiếp cận các thông tin liên quan đến bầu cử một cách nhanh và chính xác nhất. Thông qua lực lượng này, người dân sẽ nắm được các quyền và nghĩa vụ của cuộc bầu cử, từ đó bầu ra các đại biểu có đủ uy tín, phẩm chất, năng lực, đưa tiếng nói của đồng bào đến với Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Đến nay, công tác chuẩn bị cho Ngày Bầu cử trên địa bàn huyện Phong Thổ nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung thực hiện đúng tiến độ theo quy định. Các điều kiện về cơ sở vật chất được chuẩn bị kỹ lưỡng, người dân ai nấy đều phấn khởi, hào hứng chờ đón Ngày hội lớn của dân tộc.

Việt Hoàng – Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt - Trung

Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt - Trung

Ngày 21/3, Đồn Biên phòng Lũng Cú - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, dưới sự chỉ huy của Trung tá Kim Xuân Giang, Đồn trưởng, đã phối hợp với Biên phòng khu vực huyện Phú Ninh, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, do Thiếu tá Lưu Dũng làm Trưởng đoàn, thực hiện tuần tra song phương trên tuyến biên giới Việt - Trung.

Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đóng góp 100 triệu đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Sóc Trăng đa dạng hóa nguồn lực để sớm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 21/3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ phát động đóng góp cho Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà đột nát trên địa bàn. Tại lễ phát động, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đăng ký đóng góp với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận trên 295 tỷ đồng.

Trung tâm tư vấn việc làm cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN

Thị trường lao động Cần Thơ hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ nhận định, thị trường lao động Cần Thơ trong quý II/2025 hứa hẹn có nhiều cơ hội phát triển nhờ các chính sách kinh tế tích cực và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Điều này không chỉ giúp tạo ra nhiều việc làm mà còn nâng cao chất lượng lao động trong khu vực.

Phát hiện 3 loài thực vật mới tại Vườn Quốc gia Núi Chúa

Phát hiện 3 loài thực vật mới tại Vườn Quốc gia Núi Chúa

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với Bảo tàng Đại học Kagoshima thuộc Đại học Kagoshima, Nhật Bản và Khoa Lâm nghiệp, Đại học Quốc gia Lào, mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đã phát hiện 3 loài thực vật mới gồm: Sầm cuống dài, Diệp hạ châu Núi Chúa và Lòng mức Núi Chúa thuộc ba họ khác nhau tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận.

Trên 7.000 tỷ đồng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cao Bằng

Trên 7.000 tỷ đồng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cao Bằng

Năm nay là năm được tỉnh Cao Bằng xác định là năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Để hoàn thành mục tiêu, Cao Bằng cần nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Góp sức trẻ xóa nhà tạm nơi vùng khó Tương Dương

Góp sức trẻ xóa nhà tạm nơi vùng khó Tương Dương

Chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn, thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên Huyện đoàn Tương Dương đã phát huy tinh thần, nhiệt huyết, sức trẻ, tiên phong xung kích thực hiện nhiệm vụ, qua đó góp phần giúp địa phương kiên cố hóa nhà ở cho nhân dân, hiện thực hóa giấc mơ có nhà ở mới cho người nghèo.

Ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Cao Bằng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh

Ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Cao Bằng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh

Tại tỉnh Cao Bằng, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao, đã có một trường hợp tử vong do sởi. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, ngành Y tế Cao Bằng chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Bình Phước đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt ở khu vực biên giới

Bình Phước đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt ở khu vực biên giới

Ngày 20/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, Mobiphone) tổ chức khánh thành công trình “Xây dựng và lắp đặt các trạm thu, phát sóng di động khu vực biên giới” tại huyện Lộc Ninh. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XII nhiệm kỳ 2025 - 2030.

“Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động thiết thực ở miền núi tỉnh Quảng Trị

“Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động thiết thực ở miền núi tỉnh Quảng Trị

Ngày 20/3, Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2025 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở A Vao, xã A Vao, huyện Đakrông. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), 66 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2025),

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài cuối)

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài cuối)

Sau hơn một thập kỷ triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Khánh Hòa đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, giúp thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng sống của người dân; cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương.

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài 1)

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài 1)

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải thuộc vùng Nam Trung Bộ, từ lâu được mệnh danh là xứ sở "rừng trầm, biển yến", nơi hội tụ cả ba vịnh biển đẹp, có giá trị rất lớn về nhiều mặt, là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một tỉnh nông thôn mới giàu đẹp.

Phát hiện thi thể người thám hiểm trong hang động tại Đắk Nông

Phát hiện thi thể người thám hiểm trong hang động tại Đắk Nông

Ngày 19/3, UBND xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông xác nhận, chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc người dân phát hiện, trình báo việc một thi thể đang trong giai đoạn phân hủy tại hang C7, hang động núi lửa Krông Nô.

Đồng thuận việc sớm đưa chữ viết Cơ Tu vào giảng dạy trong trường học ở Quảng Nam

Đồng thuận việc sớm đưa chữ viết Cơ Tu vào giảng dạy trong trường học ở Quảng Nam

Ngày 19/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Ngôn ngữ học tổ chức hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại biểu đều đồng tình phải có một bộ chữ viết của người Cơ Tu thống nhất trên toàn quốc về bảng ký hiệu chữ viết, các tổ phụ âm đầu, nguyên âm…

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, chiều 19/3, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố về việc lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi; đồng thời yêu cầu các địa phương đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời những thắc mắc của các nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

Tối 18/3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1941– 26/3/2025), trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025 cho 100 cán bộ đoàn xuất sắc toàn quốc.