Với mục tiêu nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác khu vực miền núi và nâng cao năng lực cho cộng đồng thôn, bản, tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn, nâng cao năng lực cho các đối tượng trên.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19/4/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Ngày 11/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã thực hiện quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Sùng A Só (sinh năm 1990, trú tại bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái) về hành vi tham ô tài sản, theo khoản 2, Điều 353, Bộ luật Hình sự.
Tại mỗi thôn, làng ở vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và ở Gia Lai nói riêng thường có già làng, trưởng thôn và một số người uy tín trong cộng đồng. Những người này được bà con bầu lên, đại diện tiếng nói chung của mọi người trong cộng đồng.
Chiều ngày 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực phía Bắc tổ chức Hội nghị “Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022”. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.
Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa ngày càng được nâng cao. Góp phần lớn trong kết quả này là vai trò của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Ngày Chủ nhật (5/6), tại Quảng Ninh sẽ diễn ra ngày hội bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2022-2025 theo tinh thần "Dân tin – Đảng cử". Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể nhân dân. Công tác bầu cử sẽ được tiến hành theo nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua mỗi lá phiếu, cử tri lựa chọn ra những người có năng lực, nhiệt tình, xứng đáng là chỗ dựa của người dân, xây dựng thôn, bản, khu phố ngày càng phát triển.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương và 92 đại biểu là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.
Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử, tỉnh Lai Châu đã tăng cường công tác tuyên truyền đến từng thôn, bản làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Đặc biệt tỉnh chú trọng phát huy vai trò đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác vận động, tuyên truyền bầu cử.
Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Cao Bằng đang tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Để đảm bảo thông tin về Ngày hội non sông đến được với tất cả cử tri, đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Cao Bằng tăng cường công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tối 23/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật với đoàn đại biểu Già làng, Trưởng bản tiêu biểu các dân tộc vùng biên giới - lịch sử cách mạng phía Bắc ( Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An).
Những năm qua, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) đã xuất hiện nhiều tấm gương già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Sáng 18/6, Tỉnh ủy Bình Thuận phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt các chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo, già làng, trưởng bản trên địa bàn tỉnh năm 2019.
Ngày 14/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức cuộc gặp mặt với Già làng, những người có uy tín tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tuệ Hiền cùng đại diện đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện cấp ủy các huyện, thị, thành ủy và hơn 80 Già làng, những người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh dự buổi gặp mặt.
Hướng đến kỷ niệm 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2019) và 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2019), chiều 19/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã gặp mặt 46 già làng, người có uy tín tiêu biểu ở các xã biên giới của tỉnh.
Chiều 20/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt với 122 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới thuộc 15 tỉnh miền núi khu vực phía Bắc. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Chiều 23/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã thân mật tiếp đoàn 50 đại biểu là Già làng, Trưởng bản, Trưởng dòng họ, người có uy tín đại diện cho 1.037 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô.
Với 16 năm làm trưởng bản, anh Chang A Kỷ, người dân tộc Mông ở bản Chin Chu Chải, xã vùng sâu Nùng Nàng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc trong bản có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trưởng bản Lò Văn Xương, người dân tộc Khơ Mú, ở bản Huổi Luồng, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, luôn luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ có ông mà số hộ nghèo ở Huổi Luồng giảm đi đáng kể, tỉ lệ hộ khá ngày một tăng lên.